CN28_thuong_nien_nam_AChúa Nhật 28 Thường Niên, Năm A

Is 25:6-10a; Pl 4:12-14, 19-20; Mt 22:1-14

Giao ước giữa Thiên Chúa và dân Người mang đặc tính của bữa tiệc cưới. Mỗi giao ước giữa Thiên Chúa với loài người trong Thánh kinh Cựu ước được hiểu và cắt nghĩa theo  hình ảnh hôn nhân trong tiệc cưới.

Giao ước giữa Thiên Chúa và dân được chọn trong Cựu ước đi song song với giao ước giữa Chúa Kitô và Giáo hội trong Tân ước. Trong mối giao ước giữa Thiên Chúa và dân được chọn, Thiên Chúa được coi như vị hôn phu, còn dân riêng được coi như người hôn thê. Hình ảnh hôn nhân cũng được thánh Phaolô và thánh Gioan dùng để so sánh mối liên hệ giữa Chúa Kitô, được ví như vị hôn phu và Giáo  hội, được coi là hôn thê (2 Cr 11:2; Ep 5:22; Kh 19:7-9; 21:2; 22:17).

Dụ ngôn tiệc cưới của hoàng tử ghi lại những phản ứng khác nhau trước lời mời gọi đến dự tiệc cưới. Mời ai đến dự tiệc cưới là mong mỏi người ấy đến bàn tiệc. Tuy nhiên số khách được mời đợt đầu từ khước đến dự tiệc cưới. Lần thứ hai nhà vua lại sai đầy tớ đi khẩn khoản mời khách đến dự tiệc, nói với họ: Này cỗ bàn, ta đã dọn xong, bò tơ và thú béo đã hạ rồi, mọi sự đã sẵn sàng. Mời quí vị đến dự tiệc cưới (Mt 22:4). Tiệc cưới hôm nay có liên hệ đến bữa tiệc vui nước Trời mà ngôn sứ Isaia đã viễn kiến: Bữa tiệc thịt béo, tiệc rượu ngon, thịt béo ngậy, rượu ngon tinh chế (Is 25:6).

Khi khách được mời dự tiệc từ chối, thì ông vua cho mời bất cứ ai vào tiệc cưới. Tuy nhiên khi vào phòng tiệc, ông vua bắt gặp một người không bận áo cưới và ra lệnh tống ngục anh ta. Làm sao ông vua có thể hy vọng người đang ở ngoài đầu đường xó chợ được mời vào dự tiệc cưới có thể bận quần áo thích hợp cho tiệc cưới được? Ông lại không đòi hỏi quá đáng chăng? Tuy nhiên theo phong tục Do thái thời bấy giờ, thì đôi khi nhà trai cung cấp vải cho khách được mời đến dự tiệc để họ tự may áo cưới. Chủ tiệc cưới cũng có thể may y phục tiệc cưới treo sẵn ngoài cửa phòng tiệc cưới cho khách vào bận. Nếu không biết có phong tục này thì người ta cho rằng ông vua đòi hỏi cách quá đáng và vô lí. Tuy nhiên theo đa số các học gỉả Thánh kinh thì có lẽ mẩu chuyện người khách không bận áo cưới là phần kết của câu chuyện khác, được thánh sử Mát-thêu lồng vào làm một với dụ ngôn dự tiệc cưới, nên khi đọc tiếp, nghe có vẻ đột ngột và khó hiểu.

Dầu sao đi nữa dụ ngôn mời dự tiệc cưới cho thấy nếu đã chấp nhận lời mời thì người ta phải theo phong tục dự tiệc cưới, một phong tục mặc áo cưới mà hầu như được coi như là luật lệ. Ai không bận là tỏ ra khinh chủ, là lỗi phong tục tiền nhân. Vì thế mà khi bị chủ vặn hỏi tại sao một người không bận y phục lễ cưới, người ấy thinh lặng vì không tìm được lý do bào chữa như nhà nghèo, không tiền may sắm, hoặc đang ở ngoài đồng không kịp về nhà thay quần áo cưới.

Theo cốt chuyện dụ ngôn thì tiệc cưới ám chỉ bàn tiệc nước Trời; nhà vua ám chỉ Thiên Chúa; con nhà vua ám chỉ Ðấng Cứu thế; đầy tớ chỉ về các ngôn sứ và các tông đồ; khách từ chối dự tiệc cưới ám chỉ dân được chọn trong Cựu ước; thành phố bị tàn phá ám chỉ Giêrualem bị phá huỷ năm bảy mươi. Cũng như trong dụ ngôn tá điền gian ác, vườn nho được trao cho tá điền khác là dân ngoại, thì trong dụ ngôn tiệc cưới, khách ngoài đường là dân ngoại và người tội lỗi cũng được mời vào dự tiệc cưới.

Y phục lễ cưới ở đây được hiểu theo nghĩa bóng là người được mời dự tiệc cưới nước Trời phải bận quần áo thích hợp cho cơ hội. Người được mời dự tiệc phải tỏ ra dấu hiệu nào đó là họ chấp nhận lời mời gọi một cách nghiêm chỉnh. Họ phải hội đủ những tiêu chuẩn, những đòi hỏi nào đó của Phúc âm. Áo cưới thích hợp họ phải bận là áo đức tin vào Ðức Kitô.

 Tiệc cưới nước Trời được dành ưu tiên cho dân được tuyển chọn trong Cựu ước. Tuy nhiên dân được chọn lại coi thường, không đáp lại lời mời gọi của Thiên Chúa qua các ngôn sứ của Người. Gioan tiền hô, vị ngôn sứ cuối cùng trong Cựu ước đến kêu gọi dân chúng ăn năn sám hối để dọn đường cho Ðấng Cứu thế, thì họ giả điếc. Khi Ðấng Cứu thế đến, thì họ tẩy chay Người. Và khi dân được chọn từ khước, thì lời mời gọi dự tiệc cưới được gửi đến cho hết mọi người ở các ngả đường. Ðiểm này nói lên lòng quảng đại của đức vua. Tuy nhiên không phải vì thế mà việc vào ngồi bàn tiệc cưới không có điều kiện. Ðiều kiện vào ngồi bàn tiệc cưới là bận áo cưới.

Lời mời gọi dự tiệc cưới nước Trời cũng được tiếp tục gửi đến vô số người từ khi Giáo hội được thiết lập trong những hoàn cảnh và thời điểm khác nhau. Hôm nay mỗi người cần tự vấn lương tâm xem mình đang đáp trả laị lời mời gọi của Chúa như thế nào?

Lời cầu xin cho được tham phần vào bàn tiệc cưới nước Trời:

Lạy Chúa, chúng con xin cảm tạ Chúa

đã chiếu cố đến tổ tiên chúng con là dân ngoại.

Qua bí tích Rửa tội, Chúa đã kêu mời

tổ tiên chúng con đến tham dự tiệc cưới của Hoàng Tử.

Do đó con cũng được thừa hưởng phúc ấm của tổ tiên.

Xin cho con được trung thành với đức tin mà con đã lãnh nhận

để con được tham phần vào bàn tiệc nước Trời. Amen.

Lm Trần Bình Trọng

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch