LE_CHUA_THANG_T_CLễ Chúa Thăng Thiên, Năm C

Cv 1:1-11; Ep 1:17-23; Lc 24:46-53

Lễ Chúa Lên trời cho người tín hữu cảm tưởng rằng đời sống và công việc của Chúa ở trần gian đã kết thúc. Sự thực thì không phải vậy. Môn đệ của Chúa phải tiếp tục công việc của Người tại thế. Họ phải đi tới tận cùng trái đất (Cv 1:8; 13:47) để làm chứng cho đức tin vào Chúa phục sinh và công bố sứ điệp tin mùng cứu rỗi của Người.

Trong các tác giả ghi chép Thánh kinh Tân ước, chỉ có thánh sử Luca trong sách Tông đồ Công vụ kể lại việc Chúa ở lại dưới thế bốn mươi ngày sau khi phục sinh và trước khi về trời. Ở đây ta tự hỏi tại sao lại bốn mươi ngày? Sao Chúa không ở lại lâu hơn để dạy bảo các tông đồ thêm nữa? Số bốn mươi có ý nghĩa gì?. Trong Cựu ước, số bốn mươi là số biểu tượng, ám chỉ việc hoàn thành. Văn chương Cựu ước đặt thời hạn bốn mươi ngày như là thời gian cần thiết để người môn đồ có thể lãnh hội được những điều căn bản của thầy dạy. Như vậy bốn mươi ngày giữa Phục sinh và Lên trời có nghĩa là các tông đồ bây giờ đã sẵn sàng tiếp tục việc của Người tại thế. Khoảng thời gian bốn mươi ngày còn có liên hệ đến bốn mươi ngày Chúa Giêsu ăn chay và cầu nguyện trong hoang địa trước khi bước vào đời sống công khai (1).

Trước khi về trời, Chúa đã sửa soạn cho các tông đồ để tiếp tục và bành trướng những hoạt động cho nước Chúa. Chúa đã dự định thiết lập Giáo hội để tiếp tục công việc cứu rỗi dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh thần: Trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi (Mt 16:18). Và Chúa hứa khi Thánh thần chân lí đến, Người sẽ hướng dẫn các tông đồ tới sự thật (Ga 16:13). Nhờ quyền năng của Chúa Thánh thần, các tông đồ tiếp tục công việc của Chúa ở trần thế.

Lúc đầu những hoạt động của các tông đồ chỉ giới hạn ở thủ đô Giêrusalem và các vùng phụ cận. Rồi theo lệnh truyền của Chúa, các tông đồ mở rộng công việc hoạt động và giảng dạy đến miền Ðịa trung hải như lời Chúa truyền dạy: Phải nhân danh Người mà rao giảng cho muôn dân, bắt đầu từ Giêrusalem, kêu gọi họ sám hối để được ơn tha tội (Lc 24:47). Các tông đồ vâng lệnh Chúa đi giảng dạy muôn dân để làm chứng cho đức tin vào việc Chúa sống lại: Chính anh em là chứng nhân về những điều này (Lc 24:48).

Các tông đồ là những người được chính Chúa chọn để làm chứng bằng mắt thấy, tai nghe. Khi Giuđa phản bội, các tông đồ đã rút thăm chọn một trong hai người là Mát-thi-a  thêm vào số mười một tông đồ (Cv 1:26). Ông Mát-thi-a là người đã theo Chúa suốt thời gian từ khi Chúa chịu phép rửa bởi Gioan cho đến ngày Chúa về trời (Cv 1:21-22).

Sau các tông đồ là những cộng sự viên cũng đã làm chứng cho đức tin vào ân sủng và quyền năng của Chúa. Qua việc lắng nghe lời giảng dạy của các tông đồ và các bí tích họ lãnh nhận và những lời cầu nguyện và lễ dâng, Chúa cũng biến đổi đời sống của họ. Và rồi họ cũng làm chứng cho đức tin mà họ lãnh nhận. Họ làm chứng cho đức tin bằng cách nào? Các tông đồ cùng với từng ngàn từng vạn các vị anh hùng tử đạo đã đổ máu để làm chứng cho đức tin vào Chúa. Hằng ngàn hằng vạn các linh mục, nam nữ tu sĩ đã dấn thân làm việc truyền giáo, chấp nhận những  thiếu thốn về tiện nghi vật chất, những nguy hiểm đến tính mạng tại các xứ truyền giáo để rao giảng Tin mừng cứu rỗi. Hằng triệu các linh mục, nam nữ tu sĩ khác đã dấn thân làm việc trong các xứ đạo, trường học, nhà thương, viện mồ côi, viện dưỡng lão để phụng sự Chúa và phục vụ dân Chúa. Hằng ngàn hằng vạn các linh mục dòng, nam nữ tu sĩ dòng sống đời cầu nguyện và chiêm niệm trong tu viện qua lời cầu nguyện và chiêm niệm theo những phương diện khác nhau của đời sống dâng hiến và lời giảng dạy của Chúa để được kết hiệp với Chúa. Hằng triệu hàng triệu người giáo dân đã đang sống đức tin giữa lòng đời, làm chứng cho đức tin bằng việc làm, bằng cách sống đạo vợ chồng, sống đạo trong gia đình và sống đạo giữa làng xóm, phố chợ.

Mỗi người tín hữu qua Bí tích Rửa tội và Thêm sức được gọi để làm chứng cho đức tin đã lãnh nhận mà không cần phải đi tới miền đất truyền giáo xa xôi. Người nội trợ có thể làm chứng cho đức tin bằng việc nội trợ tại nhà, tại khu xóm. Học sinh có thể làm chứng cho đức tin ở trường học. Người làm công sở có thể làm chứng cho đức tin tại sở làm. Thợ làm công xường có thể làm chứng cho đức tin ở hãng xưởng. Nhân viên cảnh sát có thể làm chứng cho đức tin bằng việc giữ trật tự an ninh... Tất cả làm vì tin yêu mến Chúa và phục phụ đồng loại, thì đó là làm chứng. Còn làm chỉ vì việc làm hay làm một cách miễn cưỡng, hay làm cách máy móc thì thiếu động lực và yếu tố làm chứng cho đức tin. Là môn đệ của Chúa, ta đã làm những gì để làm chứng hay ta sẽ làm những gì để làm chứng cho đức tin?.

Lời cầu nguyện cho công việc của Chúa cứu thế được tiếp tục ở trần gian:

Lạy Chúa Giêsu lên trời.

Ngự trên trời, Chúa không còn hiện hữu với loài người

bằng thân xác hữu hình, nhưng bằng Thần trí.

Chúa cần đến chân tay, trí óc và tâm hồn con.

Chúa cần đến của cải và sự vật con có

để tiếp tục công việc của Chúa.

Xin ban cho con lòng hăng say và can đảm

để sẵn sàng tiếp tục sứ mệnh của Chúa. Amen.

 

Lm Trần Bình Trọng

_______________________

  1. Carr, W.M. (ed) Instruction for Lectors and Commentators. Vol 12, No. 5. p. 11. Quincy, Illinois. Sunday Missal Service. May 1980.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch