CN_12_TN_CChúa Nhật 12 Thường Niên, Năm C

Dcr 12:10-11;13:1; Gl 3:26-29; Lk 9:18-24

Sau khi thánh Phêrô và các tông đồ bày tỏ niềm tin vào Ðức Giêsu là: Ðấng Kitô của Thiên Chúa (Lc 9:20), Chúa liền lập tức tiên báo về cuộc khổ hình và tử nạn Người sẽ phải chịu: Con Người phải chịu đau khổ nhiều, bị các kì mục, thượng tế và kinh sư loại bỏ, bị giết chết, và ngày thứ ba sẽ trỗi dậy (Lc 9:22).

Rồi Đức Giêsu mời gọi loài người: Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo. Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì tôi, thì sẽ cứu được mạng sống ấy (Lc 9:23-24). Qua cuộc thương khó, tử nạn và phục sinh, Đức Giêsu cho ta một lối thóat, đưa dẫn ta đến đời sống sung mãn mà ta hằng mong đợi. Người hoàn thành việc đó không phải bằng cách trốn tránh khổ đau và sự chết, nhưng đương đầu chịu đựng và chấp nhận đau khổ và sự chết để làm giá cứu chuộc loài người. Bằng việc làm như vậy, Đức Giêsu đã làm tôn vinh Thiên Chúa Cha.

Như vậy Ðức Giêsu chỉ cho các tông đồ thấy cái nghịch lý của đời sống người môn đệ. Khi người môn đệ chịu thiệt thòi và chịu đau khổ vì lòng yêu mến Chúa, họ sẽ tìm được sự sống mới trong Chúa. Nói như vậy không có nghĩa là người ta cứ để mặc cho đau khổ giày vò và bệnh tật hành hạ. Khi gặp đau khổ và mang bệnh tật, người ta cần đi bác sĩ và uống thuốc chữa trị. Tuy nhiên bao lâu ta còn mang trong thân xác và tâm hồn bệnh tật và đau khổ, ta cần học để biết chấp nhận với niềm tin yêu phó thác vào Chúa, với hi vọng rằng ta sẽ được giải thoát khỏi bệnh tật và đau khổ ở đời này hoặc đời sau. Ðiều mà đức tin có thể mang lại là giúp ta đương đầu với bệnh tật và đau khổ trong một chiều hướng siêu nhiên. Ðối với người Kitô giáo thì Chúa Kitô phải là nguồn vui, nguồn sức mạnh, là niềm an ủi và là lẽ sống của mỗi người.

Có lẽ không mấy người tín hữu trưởng thành có được đời sống không gặp khó khăn, trở ngại và vấn nạn. Nhiều cặp vợ chồng, nhiều gia đình trông bề ngoài có vẻ hạnh phúc, nhưng nếu đi sâu vào đời sống cá nhân và gia đình, họ là những người đang gặp đau khổ về thể xác và tinh thần. Họ là những người đang gặp khó khăn về đời sống gia đình giữa cha mẹ, vợ chồng, con cái và anh chị em.

Đức tin vào Chúa phải là niềm an ủi và nâng đỡ người tín hữu trên những chặng đưòng chông gai của cuộc sống. Người tín hữu cần nhận thức rằng chính Chúa Kitô đã vác thập giá và chịu đau khổ vì nhân loại để nhân loại được cứu rỗi và được sống muôn đời. Người tín hữu phải nhận thức rằng chỉ khi nào họ chia sẻ vào khổ giá của Đức Kitô, họ mới có thể tham dự vào cuộc phục sinh vinh quang với Người. Khi người tín hữu sẵn sàng chết đi cho tội lỗi, cho các thứ tính mê nết xấu, họ sẽ được vươn lên về đời sống tâm linh. Ðể được chia sẻ sự sống mới với Ðức Kitô, người tín hữu phải sẵn sàng vác thập giá với Chúa Kitô. Trường hợp các vị tử đạo đã làm, là chấp nhận cái chết vì tin yêu vào Chúa để được hưởng sự sống mới.

Tuy nhiên rất ít người được phúc tử đạo. Tử đạo còn có thể được hiểu theo nghĩa bóng. Theo nghĩa bóng của cái chết vì đạo thì người tín hữu phải sẵn sàng chết đi cho tội lỗi, chết đi cho các thứ tính mê nết xấu như tham lam, ích kỷ, thù hằn, giận ghét, kiêu căng, tự phụ và chết đi cho thái độ sống chết mặc bay để có thể được tham dự vào đời sống trong ơn nghĩa với Ðức Kitô. Sẵn sàng chịu chê cười nhạo báng và chịu bách hại vì tin yêu Chúa là chết đi cho mình một phần. Sẵn sàng trả giá trong cách sống, cách nói năng và hành động của người môn đệ Chúa, cũng là chết đi cho mình một phần. Sẵn sàng chịu mất mát như mất bạn bè, mất việc làm, mất địa vị xã hội, nếu những liên hệ và sự việc trên đây làm cản trở cho bước đường làm môn đệ Ðức Kitô, hay làm sứt mẻ mối liên hệ với Thiên Chúa, cũng là chết đi cho mình một phần. Nói tóm lại chỉ khi nào người ta tham dự vào cuộc khổ nạn của Chúa, người ta mới có thể chia sẻ cuộc phục sinh vinh hiển với Người (2 Tm 2:11).

Lời cầu nguyện xin cho được ơn trung thành bước theo đường thánh giá:

Lạy Chúa Giêsu nhân lành!

Xin tạ ơn Chúa đã đến trong thế gian,

chịu khổ hình và chịu chết vì tội lỗi loài người.

Xin tha thứ những lần con đóng thêm đanh vào mình Chúa

bằng tội lỗi con phạm.

Xin Chúa ban ơn giúp sức

để con có thể vác thánh giá theo Chúa. Amen.

Lm Trần Bình Trọng

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch