Trong khi Lào tiếp tục thúc đẩy xây đập Don Sahong gây tranh cãi, hôm thứ Ba các nhà vận động môi trường cảnh báo rằng các kế hoạch làm giảm tác động lên những người sống trong vùng hạ lưu của con đập trên sông Mekong nhiều sai sót, có thể dẫn tới sự tuyệt chủng của các loài sinh vật và gây thiệt hại cho hàng triệu người.

Trong báo cáo 14 trang được phát hành hôm thứ Ba, Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) gọi bản nghiên cứu xây đập năm ngoái của nhà thầu Mega First Corporation Berhad là “quá cẩu thả và không đầy đủ.”

Dap_tranh_caiNgười dân đánh cá trên sông Mekong dưới thác Khone gần biên giới Lào-Cambodia - Ảnh: © Fletcher & Baylis / WWF-Greater Mekong

Phần quan trọng của dự án đập Don Sahong là hai nhánh sông Lào duy trì sẽ cho phép các loài cá di cư tự do, hạn chế tối thiểu, nếu có, tác động lên các vùng hạ lưu và những người dựa vào đánh bắt thủy sản kiếm sống.

Báo cáo của WWF gọi kế hoạch như trên là “dựa vào niềm tin” và nghiên cứu chưa đầy đủ. Họ lập luận rằng không có bằng chứ khoa học nào cho thấy các dòng chảy như tưởng tượng sẽ thành công.

“Về mặt tổng thể, nếu các hệ thống nước sông đi qua được đề xuất cho đập Don Sahong thất bại, thiệt hại lâu dài cho các loài cá sông Mekong và hàng triệu kế sinh nhai sẽ xảy ra.”

Ông Viraphonh Viravong, thứ trưởng Bộ Năng lượng và Khoáng sản của Lào, đã bảo vệ nghiên cứu này trong một email. Ông chỉ ra rằng những người Đánh giá Tác động Môi trường (EIA) là “các chuyên gia và nhà khoa học có nhiều kinh nghiệm trong vùng châu thổ hạ lưu song Mekong.”

“Chúng tôi khẳng định rằng các nghiên cứu được thực hiện cách chuyên nghiệp và sâu rộng bởi các chuyên gia quốc tế được công nhận, và rằng kết quả phân tích và dữ liệu kỹ thuật được phổ biến cách đầy đủ và trung thực đến các chuyên gia khác để trao đổi”- ông nói và thêm các nghiên cứu môi trường cũng như thảo luận với các lân quốc còn tiếp diễn.

Phát hành tháng 1-2013, Bản đánh giá của EIA được thực hiện bởi một nhóm trên chục nhà nghiên cứu quốc tế và Lào, được dùng như con chủ bài của Lào trong việc thúc tiến xây con đập này.

Là con đập thứ hai trong tổng số 11 con đập được dự kiến xây trên sông Mekong, đập Don Sahong lâu nay thu hút chỉ trích từ các nhà khoa học, môi trường và các nhóm nhân quyền. Họ cảnh báo những tác động ở vùng hạ lưu là thảm họa.

Điều này cũng dấy lên hồi chuông báo động ở Cambodia, Việt Nam và Thái Lan, các nước đã kêu gọi phải nghiên cứu thêm ảnh hưởng ở hạ lưu, trong lúc Lào dường như đang thúc đẩy xây dự án mà không có sự chuẩn thuận của các lân quốc sông Mekong chảy qua.

Te Navuth, chủ tịch Ủy ban Quốc gia sông Mekong của Cambodia, nói rằng trong số những sai sót lớn mà ông ta tìm thấy trong Bản đánh giá của EIA là hoàn toàn không có điều tra các tác động của con đập bên ngoài biên giới Lào.

“Nghiên cứu của EIA đã không mở rộng tới Cambodia ở vùng hạ lưu, nó cũng không khảo sát là sẽ có bất kỳ tác động nào không. Chúng tôi đã yêu cầu Lào cân nhắc mở rộng nghiên cứu này” – Navuth nói và thêm rằng ông đã không nhận được hồi âm nào.

Con đập này nằm cách biên giới Cambodia chưa đầy hai cây số, và nước này sẽ thật sự bị ảnh hưởng nặng nề nếu các nỗ lực làm giảm tác động của con đập thất bại.

Theo Navuth, những đề xuất đó là quá nhỏ yếu.

“Các biện pháp làm giảm thiểu thiệt hại được đề xuất cho đập Don Sahong và cải thiện hai nhánh sông khác gần đó, đã không được hiểu đầy đủ về việc di cư của các loài cá,” Navuth nhận xét.

Navuth cho biết chính phủ Cambodia sẽ nhắc lại những vấn đề này trong một cuộc họp của liên chính phủ với các quốc gia Mekong được tổ chức tại Vientiane cuối tuần này, nhưng ông không mấy hy vọng cho một thay đổi nào.

Chính phủ Lào và nhà thiết kế đập nhắc đi nhắc lại rằng các tác động này sẽ được giới hạn và những chỉ trích là không có cơ sở.

“Mặc dù yêu cầu này xuất phát từ các quyền lợi chống lại sự phát triển, chính phủ Lào tin rằng dự án Don Sahong có thể thật sự cải thiện được sự di cư và dồi dào của loài cá trong vùng và nâng cao sự giàu có kinh tế và xã hội của người dân” – Viravong nói.

Trong Bản đánh giá của EIA, cùng lúc, có một hệ thống các tác động khả thi hứa hẹn “các lợi ích xã hội quan trọng cho người dân, kể cả phía Cambodia”, và lập luận rằng kế hoạch làm giảm tác động “có thể thật sự cải thiện tình hình hiện nay.”

Nhưng chính quyền, các nhà môi trường và ngư dân của Cambodia hoài nghi chuyện này.

Kung Chanthy, 48 tuổi, sống trên sông Mekong chỉ cách vị trí xây đập vài cây số. Ông sống bằng nghề đánh cá và có sáu đứa con, Chanthy không hề tin tưởng vào dự án giảm thiểu tác động của Lào và sợ hãi về những gì sẽ xảy ra cho gia đình mình một khi công việc xây dựng đập bắt đầu.

“Cá không thể di cư qua khu vực đập Don Sahong khi con đập được dựng lên. Chúng không thể di cư từ Cambodia sang Lào hoặc từ Lào sang Cambodia. Điều đó sẽ ảnh hưởng tới kế sinh ngai của người dân sống dọc sông Mekong, nhất là ngư dân”, ông nói.

“Tôi sẽ thất vọng khi con đập được xây lên.”

Abby Seiff từ Phnom Penh, Cambodia                                /                                                                               Nguồn: Ucan Tiếng Việt

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch