CN 6 PS, C: Bình an Chúa hứa ban, nhân loại không ban nổi

CN_6_PS_CChúa Nhật 6 Phục Sinh, Năm C

Cv 15:1-2, 22-29; Kh 21:10-14, 22-23; Ga 14:23-29

Khi Chúa Cứu thế giáng sinh tại Bêlem, các thiên thần ca hát vang dội: Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho người thiện tâm (Lc 2:14). Khi sai các môn đệ đi rao giảng tin mừng cứu độ, Chúa dặn họ chúc bình an cho nhà mà họ vào (Lc 10:5). Khi giã từ các môn đệ như Phúc âm hôm nay ghi lại, Chúa hứa ban bình an cho các ông (Ga 14:27). Khi sống lại từ cõi chết, lời đầu tiên của Chúa nói với các môn đệ là lời chào bình an (Lc 24:36; Ga 20:19, 21, 26). Ðôi khi ta tự hỏi: tại sao Chúa Cứu thế đến hứa ban bình an mà nhân loại vẫn phải chịu cảnh chiến tranh bạo động? Theo dòng lịch sử nhân loại, chiến tranh đã xẩy ra liên tiếp giữa các quốc gia, phe nhóm, bộ lạc khi những vấn đề tranh chấp không được giải quyết cách ổn thoả.

Xem thêm: CN 6 PS, C: Bình an Chúa hứa ban, nhân loại không ban nổi

Write comment (0 Comments)

CN 3 MC, C: Sám hối để trổ sinh hoa trái thiêng liêng

CN3_MC_CChúa Nhật 3 Mùa Chay, Năm C

Xh 3:1-8a, 13-15; 1Cr 10:1-6, 10-12; Lc 13:1-9

Thường khi đọc Thánh kinh, người ta có khuynh hướng chọn những đoạn có lời lẽ an ủi, khích lệ, những lời có sức làm dịu mát tâm hồn và làm phấn khởi tâm can. Tuy nhiên Thánh kinh cũng hàm chứa những lời đe doạ và cảnh giác.

Trong Phúc âm hôm nay có mấy người đến kể cho Ðức Giêsu về việc tổng trấn Philatô cho sát hại đám dân biểu tình một cách độc ác và dường như đổ lỗi cho những người Galilê vì hành động thiếu cân nhắc, và còn qui tội cho họ, nên mới phải chết. Số là Philatô thực hiện việc tái thiết thuỷ lộ dẫn nước về Giêrusalem, một công trình  mang lại lợi ích công cộng. Tuy nhiên có những người phản đối vì Philatô trích một số tiền quĩ Đền thờ vào công trình tái thiết, bèn xuống đường biểu tình phản đối trong lúc các tư tế dâng lễ vật hi sinh. Philatô cho quân lính bận thường phục mang đoản đao (1) giấu kín trong người, trá hình để trà trộn vào đám dân. Khi được mật lệnh, quân lính tấn công xả láng và túi bụi vào đoàn biểu tình, khiến nhiều người phải chết, trong đó có những người Galilê. Như vậy người ta có thể thấy việc mà Philatô làm là quả nham hiểm và độc ác.

Xem thêm: CN 3 MC, C: Sám hối để trổ sinh hoa trái thiêng liêng

Write comment (0 Comments)

CN 4 PS, C: Chiên nghe theo tiếng chủ chăn

CN_4_PS_CChúa Nhật 4 Phục Sinh, Năm C

Cv 13:14, 43-52; Kh 7:9,14b-17; Ga 10:27-30

Chúa nhật thứ bốn mùa Phục sinh của cả ba chu kì niên lịch phụng vụ được mệnh danh là Chúa nhật Chúa Chiên Lành. Nghệ thuật Kitô giáo cổ xưa thường phác họa Ðức Giêsu như là Ðấng chăn chiên lành. Hình ảnh người chăn chiên đã được mô tả trong Cựu ước về Thiên Chúa như là: Ðấng chăn dắt dân Người. Người Do thái xưa kia là dân du mục. Vì thế văn chương của họ là những sách Cựu ước cũng thường đề cập đến đời sống chăn nuôi và du mục. Chính Ðức Giêsu cũng dùng những hình ảnh về chăn nuôi quen thuộc để dạy ta những chân lý thiêng liêng về đạo giáo.

Xem thêm: CN 4 PS, C: Chiên nghe theo tiếng chủ chăn

Write comment (0 Comments)

CN 2 MC, C: Đức tin không hẳn tuỳ thuộc vào cao hứng thiêng liêng

CN2_MC_CChúa Nhật 2 Mùa Chay, Năm C

St 15:5-12, 17-18; Pl 3:17- 4:1; Lc 9:28b-36

Ðề phòng cho cuộc khổ nạn trên thập giá khỏi làm tiêu tan đức tin của các tông đồ, nhất là cho bộ ba tông đồ Phêrô, Giacôbê và Gioan là những người sẽ chứng kiến cảnh sầu khổ của Chúa trong vườn Cây dầu, Ðức Giêsu đem ba tông đồ lên núi, rồi biến hình trước mắt các ông. Việc ba tông đồ phản ứng về cuộc Biến hình của Chúa đáng được lưu ý. Thoạt tiên các ông tỏ ra phấn khởi với thị kiến biến hình, nên thánh Phêrô mới thốt lên: Thưa Thầy, chúng con mà được ở đây thì tuyệt vời (Lc 9:33). Muốn lưu trữ kinh nghiệm biến hình để làm bảo vật, thánh Phêrô đã xin dựng lều để ở lại chiêm ngưỡng cảnh vinh quang của Thầy mình.

Xem thêm: CN 2 MC, C: Đức tin không hẳn tuỳ thuộc vào cao hứng thiêng liêng

Write comment (0 Comments)

CN 2 PS, C: Tin mạnh cũng có lúc hồ nghi

CN_2_PS_C_copy_copy_copyChúa Nhật 2 Phục Sinh, Năm C

Kính lòng thương xót của Chúa

Cv 5:12-16; Kh 1:9-11a, 12-13, 17-19; Ga 20:19-31

Có bao giờ ta cảm thấy như Chúa đi vắng, khi ta cần đến Người ra tay cứu chữa không? Có bao giờ ta tự nghĩ: nếu Chúa quyền năng quyền phép, sao Chúa không làm phép lạ như Chúa đã làm trong thời Cựu ước hay thời các thánh tông đồ cho người ta tin tưởng? Có bao giờ ta tự hỏi: nếu Chúa quan tâm đến đời sống con người, sao Chúa cứ để cho những thiên tai và tai hoạ xẩy ra trong thế giới như động đất, bão táp, lụt lội, giông tố, đắm tàu, rớt máy bay, dịch bệnh khiến hàng trăm, hàng ngàn người phải chết không? Có bao giờ ta động lòng trắc ẩn khi thấy trẻ em vô tội cũng phải chịu bệnh hoạn tật nguyền không? Có bao giờ ta đặt câu hỏi tại sao có những phạm nhân phạm pháp, gây thiệt hại, tang thương, chết chóc cho bao sinh linh mà họ cứ ngang nhiên tái phạm không? Nếu Chúa hiện hữu, sao Chúa không sát phạt để chận đứng những tội ác của họ? Sao bao nhiêu người ta quen biết chết đi cách lặng lẽ, mà không thấy có dấu hiệu cho thấy linh hồn họ bất tử? Không ít thì nhiều trong đời sống có những lúc ta hồ nghi, đặt câu hỏi về sự hiện diện của Chúa như là không biết Chúa có hiện hữu thật không, không biết việc giữ đạo Chúa có mang lại ích lợi gì cho bản thân không?

Xem thêm: CN 2 PS, C: Tin mạnh cũng có lúc hồ nghi

Write comment (0 Comments)

Lễ Tân Niên, C: Mừng Xuân mới với nguyện ước được bình an

LE_TAN_NIEN_CLễ Tân Niên, Mẫu C

Is 11:1-9; Cl 3:12-17; Ga 14:23-27

Mang dòng máu Việt tộc, người ta có hai truyền thống để duy trì trong dịp Tết là truyền thống gia đình: lễ nghĩa, hiếu thảo, kính trên nhường dưới: đi tết và mừng tuổi. Kế đến là truyền thống văn hoá dân tộc như cách thế ăn mừng ngày Tết với bánh chưng xanh, thịt mỡ, dưa hàng, câu đối đỏ.. Riêng người công giáo còn có một truyền thống nữa để duy trì, là truyền thống đi lễ ngày Tết để thờ phượng, cảm tạ và xin ơn.

Ngôn sứ Isaia trong phụng vụ lời Chúa của ngày Tết nguyên đán nhìn đến thời kì bình an của miêu duệ Gie-sê khi mà: Không còn ai tác hại và tàn phá (Is 11:9), một thời kì mà theo nghĩa bóng, thì loài sói, chiên, beo và dê, bò tơ, sư tử và cả bé thơ sống chung hoà bình (c. 6-8). Thánh Phaolô trong thư gửi tín hữu Cô-lô-sê cầu chúc: Ước mong ơn bình an của Đức Kitô điều khiển tâm hồn anh em (Cl 3:15). 

Xem thêm: Lễ Tân Niên, C: Mừng Xuân mới với nguyện ước được bình an

Write comment (0 Comments)

Lễ Vọng PS, C: Kính mừng Chúa Phục Sinh & Chúc mừng Anh Chị Em Tân tòng

Easter_VLễ Vọng Phục Sinh, Năm C

St 1:1-2:2; St 22:1-18; Xh 14:15-15:1a; Is 54:5:14; Is 55:1-11; Br 3:9-15, 32; Ed 36:16-17a,18-28; Rm 6:3-11;  Lc 24:1-12

Nếu có ai hỏi Thiên Chúa là Ðấng nào? Người ta sẽ được nghe những câu trả lời khác nhau chẳng hạn như: Thiên Chúa là Ðấng tạo thành trời đất, loài người và muôn vật; Thiên Chúa là Ðấng điều hành vũ trụ và vận mạng con người cũng như loài vật; Thiên Chúa là Ðấng quan phòng đời sống loài người và thưỏng phạt người lành người dữ. Và đó cũng là quan niệm chung của dân Việt Nam về ông Trời. Và người công giáo gọi ông Trời là Thiên Chúa. Quan niệm chung của dân Việt về ông Trời còn lưu hành câu ca dao: Lạy Trời mưa xuống, lấy nước tôi uống, lấy ruộng tôi cầy, lấy đầy bát cơm, lấy rơm đun bếp. Có nơi đọc câu cuối là: lấy con tôm to. Ông Trời đó của dân gian Việt Nam cũng là Thiên Chúa của người công giáo.

Có điều khác biệt là người công giáo biết nhiều về Thiên Chúa mà họ tôn thờ, nhờ việc Thiên Chúa mạc khải cho loài người qua các tổ phụ, các ngôn sứ trong Thánh kinh. Và sau cùng chính con Thiên Chúa xuống thế làm người để cứu nhân loại, đã dậy bảo cho các môn đệ. Vì tổ phụ loài người bất phục tùng Thiên Chúa, nên tội lỗi đã lọt vào thế gian mà nhân loại hậu sinh phải gánh chịu hậu quả. Ðể cứu chuộc loài người, Thiên Chúa sai Con Một Người xuống thế làm người, sinh bởi Ðức nữ đồng trinh, được đặt tên là Giêsu để cứu nhân độ thế. Ðức Giêsu được xức dầu tấn phong là Ðấng Kitô, đi giảng đạo ba năm về nước Thiên Chúa, về giáo lí yêu thương, tha thứ, sống vị tha, bác ái của đạo Chúa. Người dùng quyền năng Thiên Chúa làm nhiều phép lạ như là cho người mù được thấy, người điếc được nghe, người câm được nói, người què được lành mạnh, cho người đói ăn, khát uống để người ta tin tưởng. Không chấp nhận đường lối và giáo lí của Chúa, những nhà lãnh đạo tôn giáo đương thời đã bách hại, đóng đinh và lên án tử hình cho Người. Và ngày thứ ba Người đã sống lại như chính Người đã tiên báo (Mt 16:21; Mt 17:23; Mt 20:19; Mc 8:31; Mc 9:31; Mc 10:34; Lc 9:22; Lc 18:33; Ga 2:19).

Ðể xây dựng nước Chúa ở trần gian, Chúa chọn mười hai tông đồ và sai họ đi rao giảng tin mừng cứu độ và làm chứng cho việc Chúa phục sinh bằng chính cái chết của họ. Những ai định nghĩa Thiên Chúa thế nào thì cứ việc định nghĩa. Thánh Gioan, không cần dài dòng văn tự, chỉ định nghĩa một cách vắn tắt mà đầy đủ ý nghĩa: Thiên Chúa = tình yêu (1Ga 4:8). Thật vậy vì yêu, Thiên Chúa đã thực hiện tất cả những công trình trên đây.

Hôm nay người tín hữu tụ họp nơi đây để mừng việc Chúa cứu thế sống lại. Qua việc chết đi cho tội lỗi trong mùa Chay, người tín hữu được sống lại trong ơn nghĩa với Chúa phục sinh. Hôm nay Giáo hội cũng mừng các anh chị em tân tòng được sống lại về phần hồn trong Bí tích Rửa tội.

Lời ngỏ với Anh Chị Em Tân tòng!

CTTDVN018Anh chị em đã được học hỏi về đạo Chúa từ tháng Chín năm ngoái. Từ đầu mùa Chay năm nay, anh chị em đã được tuyển chọn để tiếp tục tìm hiểu đạo Chúa. Trong mùa Chay, anh chị em cũng đã cùng với toàn thể Giáo hội cầu nguyện, hi sinh .. để sửa soạn tâm hồn đón mừng Chúa phục sinh. Hôm nay anh chị em tụ họp nơi đây để chia sẻ niềm vui với Chúa phục sinh bằng việc xin được sinh lại trong ơn thánh qua Bí tích Rửa tội. Ðối với anh chị em mà trong gia đình, vợ hay chồng hay bạn sắp cưới, đã là người công giáo, thì từ nay anh chị em cùng chia sẻ một niềm tin, cùng nhìn về một hướng, cùng theo đuổi một mục đích siêu nhiên. Anh chị em cùng nhắm đến tình yêu trọn vẹn, hạnh phúc toàn diện và hạnh phúc lâu dài. Tình yêu trọn vẹn là tình yêu chung thuỷ cho đến cùng. Hạnh phúc toàn diện là hạnh phúc về vật chất, tinh thần và đời sống thiêng liêng. Hạnh phúc lâu dài là hạnh phúc ở đời này cũng như đời sau.

CTTDVN015Việc chấp nhận đức tin công giáo không có nghĩa là anh chị em phải cắt đứt những liên hệ quá khứ. Nếu trước kia vào những  ngày giỗ chạp, anh chị em có thói quen cúng tế tổ tiên, ông bà, cha mẹ vì lòng thảo hiếu, thì từ nay anh chị em cũng có bổn phận hiếu thảo với tổ tiên, ông bà, cha mẹ bằng cách cầu nguyện cho tổ tiên, ông bà cha mẹ. Ðó chính là giới răn thứ Bốn của đạo Chúa dạy. Ðể cụ thể hoá lòng hiếu thảo, hôm nay anh chị em cùng cảm tạ Thiên Chúa cho ông bà cha mẹ đã có công sinh thành, dưỡng dục anh chị em và còn cho phép anh chị em được tự do quyết định tìm hiểu đạo Chúa và nhận lãnh đức tin.

CTTDVN016Việc nhận lãnh đức tin công giáo cũng không có nghĩa là từ nay anh chị em không còn cô đơn và buồn khổ. Có những lúc anh chị sẽ cảm thấy cô đơn buồn chán. Tuy nhiên từ nay anh chị em có Chúa là bạn đồng hành trên mọi nẻo đường của cuộc sống. Chúa sẽ là lẽ sống của anh chị em. Chúa sẽ là ánh sáng, là sức mạnh, là nguồn cậy trông, là niềm an ủi và là ơn cứu độ của anh chị em. Từ nay Chúa là gia nghiệp của đời anh chị em. Từ nay anh chị em có thể chạy đến với Chúa bất cứ lúc nào vì Chúa không cần ngủ nghỉ: anh chị em không cần kêu điện thoại trước để làm hẹn xem Chúa có nhà ngày giờ đó không. Anh chị em không cần đợi vì Chúa đang gặp người khác quan trọng hơn.

Chúa không thiên vị, thiên tư ai cả. Trước mặt Chúa mọi người đều bình đẳng. Từ nay anh chị em có thể đến với Chúa bất cứ ở đâu vì Chúa ở khắp mọi nơi. Ðến với Chúa tư riêng và bất ngờ như vậy, anh chị em không cần làm đẹp như sửa soạn quần áo hay trang điểm gì cả. Anh chị em sẽ cảm nghiệm được tình yêu Thiên Chúa là thật, không còn xa vời, mà là gần gũi với anh chị em, nếu anh chị em mở lòng ra với Người và để Chúa đi vào đời sống riêng tư cá biệt của anh chị em. Từ nay anh chị em không sống và làm việc một mình, nhưng là sống và làm việc kết hiệp với Chúa, vì yêu mến Chúa. Ðó chính là ý nghĩa của lời thánh Phaolô quả quyết: Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Ðức Kitô sống trong tôi (Gl 2:20).

CTTDVN006Việc lãnh nhận đức tin công giáo cũng không có nghĩa là đức tin là sự vật gì mà anh chị em có thể nắm chắc trong tay, hay bỏ vào nhà băng, nhưng phải luôn tìm cách bảo trì. Có những khi anh chị em sẽ cảm thấy đức tin bị lung lạc, những giờ phút tuyệt vọng, chán chường, những ngày giờ, những năm tháng mà tâm hồn bị bóng tối nghi ngờ bao phủ, đè nặng như chính thánh Tôma tỏ ra nghi ngờ về việc Thầy mình sống lại (Ga 20:25). Anh chị em sẽ cảm thấy như Chúa đi vắng hay không còn hiện hữu. Tuy nhiên cũng như bà Maria Mácđala (Mc 16:1-8), cũng như thánh Phêrô và thánh Gioan vẫn đi tìm Chúa khi bóng tối bao trùm tâm trí (Ga 20:3-9), thì anh chị em cũng cần tiếp tục đi tìm Chúa ngay cả khi nản lòng nhụt chí.

Thưa anh chị em! Chúa vẫn ở đó chờ đợi ta. Chúa vẫn đến với ta trong cuộc sống hằng ngày: trong lúc ăn, nghỉ, làm việc và giải trí. Chúa vẫn hiện diện với ta qua những kì công của vũ trụ, những vẻ đẹp thiên nhiên. Ðiều cần thiết là ta học hỏi để có thể nhận ra sự hiện diện của Chúa và nhận ra tiếng Chúa.

Lời cầu nguyện xin cho được sống lại về phần linh hồn với Chúa phục sinh:

Lạy Ðức Kitô phục sinh!

Chúng con cảm tạ Chúa cho ngày hôm nay

ngày Con Chúa Phục Sinh từ cõi chết.

Qua mùa chay, chúng con đã sống tinh thần cầu nguyện

cải thiện đời sống và làm việc từ thiện bác ái.

Trong Thánh lễ, chúng con vừa lặp lại lời hứa

khi chịu phép Rửa tội là sẵn sàng chết đi cho tội lỗi.

Xin cho con được sống lại về phần hồn.

Với Chúa Phục Sinh. Amen.

Lm Trần Bình Trọng

Write comment (0 Comments)

CN 6 TN, C: Sống Bốn Mối Phúc và tránh Bốn Mối Hoạ

CN_6_TN_CChúa Nhật 6 Thường Niên, Năm C

Gr 17:5-8; 1Cr 15:12, 16-20; Lc 6:17, 20-26 

Vào thời La mã cổ xưa, người ta coi việc giầu có về của cải vật chất là cách thế để đạt tới  hạnh phúc. Nghèo túng dưới chế độ thuộc địa La Mã thời Chúa Giêsu tại Do thái được coi là sự sỉ nhục và còn là hình phạt cho tội lỗi đã phạm. Qua lời Chúa giảng dạy và cách sống của Người, Chúa Giêsu chỉ cho các môn đệ còn có cách khác để đạt hạnh phúc. Trước hết Chúa chọn sống đời nghèo khó. Chúa tự nguyện sinh ra nghèo nàn, sống và chết nghèo khổ. Thứ hai, qua lời giảng dạy, Chúa dạy các môn đệ sống các mối Phúc thật. 

Thánh sử Mát-thêu ghi lại Tám mối Phúc thật được biết đến như là bài giảng trên Núi của Chúa vì Chúa giảng trên sườn núi (Mt 5:1). Còn thánh Luca ghi lại Bốn mối phúc và Bốn mối hoạ, nghĩa là bốn cách thế đạt tới hạnh phúc và bốn cách thế đưa tới bất hạnh, được coi là Bài giảng dưới Ðồng bằng vì Chúa giảng trên đường xuống núi (Lc 6:17). Mối Phúc thứ nhất trong Phúc âm thánh Mát-thêu và Phúc âm thánh Luca có phần giống nhau. Chỉ khác một điều là Phúc âm thánh Mát-thêu nhấn mạnh đến tinh thần nghèo khó. Theo đó những người giầu có mà làm giầu cách lương thiện, không để lòng trí dính bén vào của cải và biết dùng của cải làm việc từ thiện, bác ái thì vẫn có thể được coi là sống tinh thần nghèo khó. Ông Gióp, một nhân vật giầu có trong Thánh kinh Cựu ước được Chúa chúc phúc (G 42:12). Trong phúc âm, những môn đệ giầu có của Chúa và có địa vị trong xã hội được nêu danh là Da-kêu (Lc 9:2, 9-10), Ni-cô-đê-mô (Ga 8:50-51; Ga 19:39-40), Giu-se thành A-ri-ma-thê (Mt 27:57; Mc 15:43; Lc 23:50-53; Ga 19:38). Riêng thánh Luca trước khi theo Chúa là một y sĩ (Cl 4:14). 

Xem thêm: CN 6 TN, C: Sống Bốn Mối Phúc và tránh Bốn Mối Hoạ

Write comment (0 Comments)

CN LLá/TKhó, C: Sống Tuần Lễ mang lại ơn cứu độ

cn_le_la_cChúa Nhật Lễ Lá/Thương khó, Năm C

Is 50:4-7; Pl 2:6-11; Lc 22:14 - 23:56

Cùng với toàn thể Giáo Hội, hôm nay người tín hữu bước vào Tuần thánh. Tuần thánh bắt đầu từ Chúa nhật Thương khó (Khổ nạn) hay còn gọi là Chúa nhật Lễ Lá đến hết Chúa nhật Phục sinh, là tuần lễ quan trọng nhất trong Năm Phụng vụ. Ðó là tuần lễ ghi lại nhiều biến cố nhất trong những ngày cuối cùng của cuộc đời Chúa Cứu Thế ở trần gian. Trong Tuần thánh, Giáo hội cử hành những mầu nhiệm cứu chuộc mà Chúa Kitô đã hoàn tất vào những ngày cuối đời Người tại thế, từ lúc vào thành Giêrusalem trong ngày Lễ Lá, đến cuộc khổ nạn trên thập giá và phục sinh của Người.

Nghe bài Thương khó của Chúa vào Chúa Nhật Lễ Lá (Lc 22:14- 23:56) khiến người tín hữu phải suy niệm về ý nghĩa của cuộc khổ hình thập giá của Chúa. Ði ngắm hay nghe ngắm Mười lăm Sự Thương khó Chúa, hoặc ngắm Dấu đanh, không phải để nghe xem ai ngắm giọng Bắc, ai giọng Trung, ai giọng Nam; ai ngâm cung triều, ai ngâm cung dòng, ai ngắm hay hơn ai, nhưng là để suy niệm về việc Chúa chịu nạn chịu chết vì tội lỗi loài người. Việc suy niệm về cuộc khải hoàn của Chúa vào thành Giêrusalem, về cuộc khổ nạn trong vườn câu dầu, về cuộc khổ hình thập giá chỉ mang lại ý nghĩa, nếu ta biết đem ra áp dụng vào đời sống.

Xem thêm: CN LLá/TKhó, C: Sống Tuần Lễ mang lại ơn cứu độ

Write comment (0 Comments)

CN 5 TN, C: Cậy nhờ vào ơn thánh để đáp trả lại tiếng gọi từ trên

CN_5_TN_CChúa Nhật 5 Thường Niên, Năm C

Is 6:1-2, 3-8; 1Cr 15:1-11; Lc 5:1-11

Phụng vụ lời Chúa hôm nay có chung một đề tài về lời Chúa kêu gọi và loài người đáp trả: lời Chúa kêu gọi Isaia làm ngôn sứ, lời Chúa kêu gọi Phaolô trở lại làm tông đồ dân ngoại, lời Chúa kêu gọi Phêrô, Giacôbê và Gioan làm tông đồ. Mặc dầu các vị nhận được ơn Chúa gọi để thi hành sứ vụ vào thời điểm khác nhau, họ đều trải qua kinh nghiệm thiêng liêng giống nhau, và đi tới quyết định giống nhau là theo Chúa.

Trước hết họ ý thức về sự hiện diện thánh của Chúa. Thứ hai họ ý thức về tội lỗi và bản tính yếu hèn và bất xứng của họ để làm việc Chúa trao phó. Vì thế mà ngôn sứ Isaia mới thốt lên: Khốn thân tôi, tôi chết mất! Vì tôi là một người môi miệng ô uế, tôi ở giữa một dân môi miệng ô uế, thế mà mắt tôi đã thấy Ðức Vua là Ðức Chúa các đạo binh (Is 6:5). Còn Phaolô khi được Chúa gọi thì bào chữa: Tôi không xứng đáng được liệt kê vào số các tông đồ, vì đã ngược đãi đạo thánh của Chúa (1Cr 15:9). Thánh Phaolô còn thú nhận tính yếu hèn của mình và đã ba lần xin Chúa cho được thoát khỏi nỗi khổ này (2Cr 12:7-8), Chúa bảo Phaolô: Ơn của Thầy đã đủ cho con, vì sức mạnh của Thầy được biểu lộ trọn vẹn trong sự yếu đuối của con (2Cr 12:9). Còn thánh Phêrô, thả lưới suốt đêm mà không bắt được cá. Khi nhìn thấy mẻ lưới đầy cá do kết quả của quyền năng Chúa, thánh Phêrô cảm thấy bất xứng liền thốt lên: Lạy Chúa, xin tránh xa con vì con là kẻ tội lỗi (Lc 5:8). Chúa không nói nếu tội lỗi thì thôi, không xứng đáng theo Thầy. Chúa bảo: Từ nay con sẽ bắt người như bắt cá (Lc 5:10).

Xem thêm: CN 5 TN, C: Cậy nhờ vào ơn thánh để đáp trả lại tiếng gọi từ trên

Write comment (0 Comments)

CN 5 MC, C: Được tha thứ tội ngoại tình để làm lại cuộc đời

cn_5_mc_cChúa Nhật 5 Mùa Chay, Năm C

Is 43:16-21; Pl 3:8-14; Ga 8:1-11

Làm thế nào để trả lời một câu hỏi hóc búa, nhất là khi người hỏi có ý định gài bẫy? Chúa Giêsu trong Phúc âm hôm nay đã phải đối chất với một câu hỏi như thế. Những người kinh sư và Pharisêu trình lên Chúa một vụ tố tụng người đàn bà mà họ cho rằng họ đã bắt quả tang phạm tội ngoại tình. Thực ra thì bắt được người đang phạm tội ngoại tình cũng khó, chứ đâu phải chuyện dễ, trừ khi người ta để cho tính tò mò làm việc. Mà nếu tò mò trong trường hợp này là phạm tội bằng mắt. Tuy nhiên xem ra họ không quan tâm đến tội ngoại tình cho bằng kế hoạch muốn gài bẫy để đưa Chúa vào tròng và làm khó cho Chúa trước chính quyền La mã và giáo quyền Do thái.

Xem thêm: CN 5 MC, C: Được tha thứ tội ngoại tình để làm lại cuộc đời

Write comment (0 Comments)

CN 4 TN, C: Khi quan niệm ngôn sứ không được đón tiếp tại quê nhà

Chúa Nhật 4 Thường Niên, Năm C

Gr 1:4-5, 17-19; 1Cr 12:31-13:13; Lc 4:21-30

Cn_4_TN_CMột trong những điều khó nói ra hay nói ra làm mất lòng là khi phải nói cho ai biết, điều mà họ không thích nghe hay không muốn nghe. Ðó là trường hợp mà các ngôn sứ phải đối đầu. Ðọc Thánh kinh Cựu ước, người ta thấy thế nào là một ngôn sứ hay tiên tri. Tiên tri không nhất thiết phải tiên đoán sự việc xẩy ra trong tương lai. Ðúng hơn tiên tri là người phát ngôn viên hay ngôn sứ của Thiên Chúa, được gọi để nhắc nhở cho dân chúng biết về việc họ được gọi và được mong đợi sống thế nào để xứng đáng với tước vị là dân được chọn. Bài trích sách Giêrêmia hôm nay ghi lại, khi ông được Chúa sai đến để nói cho dân về sự thật, thì bị dân chúng chống đối vì họ không chấp nhận sứ điệp của ông. Ðó là lý do tại sao Chúa Giêsu trong Phúc âm hôm nay nhắc nhở cho dân chúng là giới ngôn sứ trong Cựu ước thường được sai đến với dân ngoại hơn là dân được chọn. Và họ cũng thường không làm phép lạ cho dân của họ, nhưng cho dân ngoại bang.

Xem thêm: CN 4 TN, C: Khi quan niệm ngôn sứ không được đón tiếp tại quê nhà

Write comment (0 Comments)

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch