- Chi tiết
-
Chuyên mục: Chiêm niệm Năm C tác giả Chủ trương
-
Được đăng: Thứ năm, 07 Tháng 2 2013 20:00
-
Admin
-
Lượt xem: 8516
Lễ Mồng Hai Tết, Năm A, B, C
Hc 44:1,10-15; Ep 6:1-4,18-24; Mt 15:1-6
Mồng hai Tết được Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam qui định là ngày kính nhớ tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Truyền thống lễ giáo Việt nam dạy con cái phải thảo kính ông bà cha mẹ qua những câu ca dao như: Công cha như núi thái sơn. Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ mẹ kính cha. Cho tròn chữ hiếu mới là con ngoan.
Xem thêm: Lễ Mồng 2 Tết, C: Kính nhớ tổ tiên, ông bà, cha mẹ
- Chi tiết
-
Chuyên mục: Chiêm niệm Năm C tác giả Chủ trương
-
Được đăng: Thứ sáu, 12 Tháng 11 2010 06:00
-
Admin
-
Lượt xem: 5639
Chúa Nhật 33 Thường Niên, Năm C
Ml 3:19-20; 2 Tx 3:7-12; Lc 21:5-19
Phụng vụ lời Chúa vào cuối năm phụng vụ đặt trước mắt người tín hữu viễn tượng của việc Chúa đến lần thứ hai vào ngày thế mạt. Khi chọn đoạn Thánh kinh từ sách Malakhi, Giáo hội muốn nhắc nhở cho người tín hữu về ngày của Chúa, ngày mà mặt trời công chính (Ml 3:20a) sẽ được chiếu sáng trên những kẻ kính sợ Người. Còn bài Phúc âm đưa ra những hình ảnh về: Chiến tranh, loạn lạc (Lc 21:9), động đất, ôn dịch, đói kém, những hiện tượng kinh khủng và điềm lạ lớn lao (c. 10), khiến người ta lầm tưởng rằng ngày chung cục (c. 9), là ngày sau hết đã đến gần.
Khi bàn về ngày sau hết, tác giả Thánh kinh thường nại đến loại ngôn ngữ khải huyền, nghĩa là ngôn ngữ hay mẫu tư tưởng biểu tượng khó hiểu về ngày sau hết. Sách Danien, một phần sách Êdêkien, sách Khải huyền, phần bàn về ngày cánh chung trong Phúc âm Mát-thêu, Mác-cô và Luca, gợi lại những tai hoạ với những hình ảnh tàn phá xẩy ra trong vũ trụ như chiến tranh, động đất, bão tố, lụt lội và chết chóc.
Xem thêm: CN 33 TN, C: Sửa soạn cho ngày sau hết mà không ai biết