Lễ Tạ ơn, B: SỐNG TÂM TÌNH BIẾT ƠN PHẢI LÀ TÂM NIỆM CỦA KẺ THỤ ƠN

LeTaOn_BMừng Lễ Tạ Ơn: A, B, C

Is 63:7-9; Cl 3:12-17; Lc 1:39-55

Người Hoa Kì dành ngày Thứ Năm của tuần lễ thứ tư trong tháng Mười Một để nghỉ ngơi và tạ ơn. Món ăn đặc biệt của họ trong ngày Tạ ơn là gà tây. Những người Việt  sành ăn ở Mĩ thì biến chế và thêm gia vị như thái nhỏ gan và mề gà, miến, kim châm, cần tây, hạt đìu, nấm tươi, hạt tiêu với chút muối trộn đều với bánh mì cũng cắt nhỏ rồi nhét vào bụng con gà, đã lấy hết ruột gan đi, rồi bọc kín con gà bằng giấy bạc hay giấy plastic mà không cháy, rồi nướng trong lò với nhiệt độ 375oF trong vòng ba giờ đồng hồ. Gà nhỏ thì nướng ít giờ hơn. Thịt gà sẽ được mềm mại, thơm ngon, hợp khẩu vị của người mình. Người Mĩ được mời ăn gà tây nấu pha kiểu Việt cũng rất thích và thích ăn mãi. Ðúng là: Quen mui thấy mùi ăn mãi.

Xem thêm: Lễ Tạ ơn, B: SỐNG TÂM TÌNH BIẾT ƠN PHẢI LÀ TÂM NIỆM CỦA KẺ THỤ ƠN

Write comment (0 Comments)

CN 28 TN, B: Làm Sao Tiền Của Khỏi Làm Cản Trở Mối Liên Hệ Với Chúa

CN28TNBChúa Nhật 28 Thường Niên, Năm B

Kn 7:7-11; Dt 4:12-13; Mc 10:17-30

Sứ điệp Tin Mừng hôm nay kêu gọi người tín hữu minh định lại những giá trị ưu tiên cho cuộc sống. Trong Phúc âm Chúa dạy các tông đồ những giá trị quan trọng cho việc thiết lập và mở mang nước Chúa. Trong bậc thang giá trị của người Kitô giáo thì những giá trị vật chất phải nhường chỗ cho những giá trị tinh thần, và những giá trị tinh thần phải nhường chỗ cho những giá trị thiêng liêng.

Xem thêm: CN 28 TN, B: Làm Sao Tiền Của Khỏi Làm Cản Trở Mối Liên Hệ Với Chúa

Write comment (0 Comments)

CN 33 TN, B: Kiên Nhẫn Đợi Chờ Ngày Sau Hết Mà Không Ai Biết

CN33TNBChúa Nhật 33 Thường Niên, Năm B

Dn 12:1-3; Dt 10:11-15, 18; Mc 13:24-32

Vào cuối năm Phụng vụ, Giáo hội chọn những bài đọc Thánh kinh đề cập đến những tai hoạ xẩy ra trong vũ trụ, khiến người nghe liên tưởng đến ngày tận thế. Hôm nay là Chúa nhật áp cuối cùng của năm phụng vụ. Chúa nhật tới là lễ Chúa Kitô Vua. Chúa nhật sau nữa là Chúa nhật thứ nhất mùa vọng, đánh dấu ngày đầu năm của Giáo hội trong niên lịch phụng vụ mới. Tuy nhiên chủ đề của ba Chúa nhật này đều có những điểm tương đồng: Chúa Kitô là trung tâm điểm của lịch sử loài người. Chúa đến để khởi sự kỷ nguyên Kitô giáo và người sẽ trở lại để kết thúc lịch sử loài người, để phán xét kẻ sống và kẻ chết. Khi dùng ngày sinh nhật của Chúa cứu thế đẻ tính niên hiệu, người ta nói năm nọ trước Chúa giáng sinh hay năm kia sau Chúa giáng sinh.

Xem thêm: CN 33 TN, B: Kiên Nhẫn Đợi Chờ Ngày Sau Hết Mà Không Ai Biết

Write comment (0 Comments)

CN 26 TN, B: Cộng Tác Trong Việc Làm Sáng Danh Chúa

CN26TNBChúa Nhật 26 Thường Niên, Năm B

Ds 11:25-39; Gc 5:1-6; Mc 9:37-42,44,46-47

Khi so sánh mình với người khác, người ta có thể nẩy ra cảm giác ghen tuông, ganh tị nếu thấy người khác trổi vượt hơn mình về phương diện nào đó. Sở dĩ có cảm giác ganh tị, ghen tuông vì người ta sợ bị lép vế, bị mất ảnh hưởng hoặc bị đe doạ. Khi ông Môsê được thần khí của Thiên Chúa ngự xuống nói chuyện, thì ông dùng một phần thần khí ngự trên ông mà đặt trên bảy mươi kì mục trong lều trại. Còn hai kì mục nữa là ông En-đát và ông Mê-đát không có mặt trong lều trại mà cũng nhận được thần khí nói tiên tri (Ds 11:27). Ðiều đó làm ông Giôsuê thắc mắc. Ông Môsê khuyên ông Giôsuê đừng quan tâm, vì càng nhiều người nói tiên tri, thì Thiên Chúa càng được vinh danh.

Xem thêm: CN 26 TN, B: Cộng Tác Trong Việc Làm Sáng Danh Chúa

Write comment (0 Comments)

Lễ Các Linh Hồn, B: Chết Không Phải Là Xa Cách Vĩnh Viễn

LeCacLinhHon_BLễ cầu cho các tín hữu đã qua đời, Năm B

Is 25:6a, 7-9; Rm 8:14-23; Lc 23:33, 39-42

Hằng ngày người ta chứng kiến hoặc nghe nói hoặc đọc trên báo chí về những cái chết do già yếu, bệnh tật, tai nạn, thiên tai, chiến tranh, bạo động.. gây ra. Và người ta nghĩ chết chóc là chuyện xẩy ra cho người khác, chứ chưa xẩy ra cho chính mình. Ða số loài người có thể đương đầu với cuộc sống dù có vất vả khổ cực đi nữa. Tuy nhiên ít ai muốn đương đầu với cái chết. Người ta cũng cảm thấy khó chấp nhận cái chết của người còn trẻ tuổi và người thân yêu. Tâm trạng đó có nghĩa là người đời sợ chết hay chưa muốn chết vì người ta sợ đối diện với những gì xẩy ra ở đời sau mà người ta không biết trước được. Có những người sợ chết đến nỗi dặn những người thân yêu phải nắm chặt tay chân họ trong lúc hấp hối.

Xem thêm: Lễ Các Linh Hồn, B: Chết Không Phải Là Xa Cách Vĩnh Viễn

Write comment (0 Comments)

CN 25 TN, B: Muốn Làm Đầu Thì Phải Phục Vụ Trong Khiêm Hạ

CN25TNBChúa Nhật 25 Thường Niên, Năm B

Kn 2:12,17-20; Gc 3:16-4:3; Mc 9:29-36

Trong Thánh kinh Cựu ước, nhiều lời tiên tri về Ðấng cứu thế đề cập đến một vương quốc phổ quát có tính cách hoàn cầu. Theo lời các ngôn sứ, thì đến một thời gian nào đó, tất cả các dân tộc đều qui phục dòng dõi Ðavít, và các chư dân sẽ hướng về Giêrusalem. Tuy nhiên các ngôn sứ nói về một vương quốc thiêng liêng mà Ðấng cứu thế sẽ thiết lập.

Xem thêm: CN 25 TN, B: Muốn Làm Đầu Thì Phải Phục Vụ Trong Khiêm Hạ

Write comment (0 Comments)

Lễ Các Thánh, B: Xin Được Vào Sổ Những Người Được Chọn

LeCacThanhNamNu_BLễ Các thánh Nam Nữ: A, B, C

Kh 7:2-4, 9-14; 1 Ga 3:1-3; Mt 5:1-12a

Hôm nay Giáo hội mừng đại lễ các thánh. Với thời gian, Giáo hội nhận ra đời sống thánh thiện của một số tín hữu và ban tặng cho các ngài danh hiệu là thánh. Có những vị thánh đã một thời, sống đời tội lỗi trước khi làm quyết định tuân giữ giới răn Chúa và sống theo đường lối Phúc âm. Và như vậy thì có vô số các vị thánh không tên tuổi ở trên trời, suốt đời tại trần thế, không làm gì đặc biệt, ngoại trừ những việc thông thường hằng ngày với tình yêu mến Chúa.

Xem thêm: Lễ Các Thánh, B: Xin Được Vào Sổ Những Người Được Chọn

Write comment (0 Comments)

CN 24 TN, B: Qua Đau Khổ Thánh Giá Tới Vinh Quang Phục Sinh

CN24TNBChúa Nhât 24 Thường Niên, Năm B

Is 50:5-9a; Gc 2:14-18; Mc 8:27-35

Theo quan niệm Do thái giáo thời bấy giờ, thì Ðấng cứu thế phải là nhà lãnh đạo trổi vượt, một nhà cải cách xã hội tài ba, một tướng lãnh bách chiến bách thắng để có thể lật đổ ách thống trị của ngoại bang là người La mã đang cai trị họ thời vua Hêrođê và đưa dân tộc họ lên hàng số một, làm bá chủ hoàn cầu. Ngay cả các tông đồ đã theo Chúa ba năm, nghe lời Người giảng dạy và chứng kiến phép lạ Người làm, cũng còn nuôi quan niệm sai lầm về Ðấng cứu thế.

Xem thêm: CN 24 TN, B: Qua Đau Khổ Thánh Giá Tới Vinh Quang Phục Sinh

Write comment (0 Comments)

CN 31 TN, B: Liên Hệ Giữa Tình Yêu Ba Chiều: Thiên Chúa, Tha Nhân và Chính Mình

Chúa Nhật 31 Thường Niên, Năm BChúa Nhật 31 Thường Niên, Năm B

Dnl 6:2-6; Dt 7:23-28; Mc 12:28b-34

Ðọc chuyện tiểu thuyết tình cảm, hoặc coi phim ảnh về tình yêu lãng mạn, người ta thường bàn tán nhiều về chữ yêu. Những cử chỉ tỏ tình yêu của những nhân vật trong cốt chuyện, xem ra có vẻ lãng mạn và thơ mộng. Người ta quan niệm yêu là cảm giác âu yếm và trìu mến, một cảm tình lôi cuốn giữa hai người khác phái. Người ta viết về tình yêu; người ta đọc chuyện tình yêu; người ta phác hoạ cảnh yêu đương trên tranh ảnh nghệ thuật; người khác lại thơ mộng hoá tình yêu bằng những vần thơ bất hủ; có người còn phổ nhạc vào tình yêu nữa.

Xem thêm: CN 31 TN, B: Liên Hệ Giữa Tình Yêu Ba Chiều: Thiên Chúa, Tha Nhân và Chính Mình

Write comment (0 Comments)

CN 8 TN, C: Xin cho được biết mình biết người

Chúa Nhật 8 Thường Niên, Năm C

Hc 27:4-7; 1Cr 15:54-58; Lc 6:39-45

 Ðọc lời Chúa trong Thánh kinh, nhiều khi xem ra có vẻ mâu thuẫn. Lúc thì Chúa dạy thế này, lúc Chúa dạy thế kia về cùng một vấn đề. Ví dụ khi Chúa dạy: Chẳng có ai đốt đèn lên rồi đặt dưới đáy thùng, nhưng đặt trên đế, để những ai đi vào nhìn thấy ánh sáng (Lc 11:33).

Xem thêm: CN 8 TN, C: Xin cho được biết mình biết người

Write comment (0 Comments)

CN 29 TN, B: Muốn Làm Lớn, Phải Phục Vụ Như Đầy Tớ

CN29TNBChúa Nhật 29 Thường Niên, Năm B

Is 53:10-11; Dt 4:10-16; Mc 10:35-45

Tham vọng chung của loài người là muốn có được một chỗ đứng trong bậc thang xã hội. Vì thế mà hai tông đồ Giacôbê và Gioan toan ngỏ ý xin Thầy mình một ân huệ là được ngồi: một người bên tả và một người bên hữu trong vinh quang của nước Chúa. Nghe lỏm được ý đồ của họ, các môn đệ khác bèn tức tối với hai ông này (Mc 10:41). Xét theo công trạng, thì hai ông Giacôbê và Gioan chưa có làm được gì đáng kể. Nói kiểu bình dân, các ông chưa có điểm với Chúa Giêsu và với các tông đồ khác, nên việc xin ngồi bên tả và bên hữu chi là việc muốn ăn mảnh.

Xem thêm: CN 29 TN, B: Muốn Làm Lớn, Phải Phục Vụ Như Đầy Tớ

Write comment (0 Comments)

CN 7 TN: Đối xử nhân từ, xót thương và tha thứ

 Chúa Nhật 7 Thường Niên, Năm C

1 Sm 26:2, 7-9, 12-13, 22-23; 1Cr 15:45-49; Lc 6:27-38

 Theo khuynh hướng đổi chác tự nhiên của loài người, thì ai làm ơn cho mình, mình nên trả ơn cho họ; ai ghét mình, mình có thể ghét lại họ; ai chửi mình, mình được chửi lại họ. Theo luật công bình cũng vậy. Luật báo thù trong Cựu ước cho phép người ta lấy mắt đền mắt; răng đền răng.

Xem thêm: CN 7 TN: Đối xử nhân từ, xót thương và tha thứ

Write comment (0 Comments)

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch