Sống tinh thần Mùa Chay
Mùa Chay kéo dài từ Thứ Tư Lễ Tro cho tới Lễ kỉ niệm việc Chúa lập Bí Tích Thánh Thể và chức linh mục vào Thứ Năm Tuần Thánh. Mùa Chay là thời gian luyện chưởng thiêng liêng bằng việc cầu nguyện, hi sinh, hãm mình, ăn chay, kiêng thịt và làm việc từ thiện bác ái để sửa sọan tâm hồn mừng Chúa Cứu Thế sống lại vào Lễ Phục Sinh, qua việc đồng hành với Đức Kitô trên đường khổ giá lên đồi Can-vê, tới đỉnh núi Tabor.
Mầu sắc phụng vụ trong Mùa Chay cũng là mầu tím tượng trưng cho tâm hồn sám hối tội lỗi. Trong Mùa Chay, Giáo Hội không đọc kinh Vinh Danh, cũng không hát kinh Alleluia trước Phúc Âm. Alleluia có nghĩa là tung hô, ngợi khen, chúc tụng, được dành tới Lễ Phục Sinh để việc tung hô được mang trọn vẹn ý nghĩa.
Những việc đạo đức truyền thống Giáo hội dậy làm trong mùa Chay là cầu nguyện, đền tội và làm việc từ thiện bác ái.
Cầu nguyện:
Cầu nguyện bao gồm việc đọc kinh, cầu nguyện chung hoặc riêng, cầu nguyện tại nhà, tại nhà thờ hay ở nơi nào thích hợp. Cầu nguyện bao gồm cả việc dâng thánh lễ, đọc Thánh Kinh và suy niệm về những mầu nhiệm trong đạo. Trong Phúc Âm hôm nay, Ðức Giêsu dạy ta cầu nguyện thế này: “Hãy vào phòng đóng của lại và cầu nguyện cùng Cha của anh em, Ðấng hiện diện nơi kín đáo” (Mt 6:6). Như vậy có phải ta áp dụng lời Chúa dạy theo nghĩa đen, vào phòng đóng cửa lại mà cầu nguyện không?
Ta cần hiểu Chúa nói lời này để trả lời nhóm người Pharisêu là những người chỉ muốn người khác biết họ cầu nguyện và cho họ là đạo đức. Ta cần đến nhà thờ cầu nguyện để làm chứng cho đức tin vào Chúa, chia sẻ đức tin với người khác nghĩa là nâng đỡ đức tin của người yếu đức tin chứ không phải như người Pharisêu để cho người khác biết đến. Chính Chúa Giêsu cũng đã lên Ðền thờ cầu nguyện công khai, nghĩa là người khác có thấy Chúa cầu nguyện. Theo cách giải thích của thánh Am-rô-xi-ô, thì vào phòng đóng cửa lại mà cầu nguyện, có nghĩa là vào căn phòng nội tâm của nhà linh hồn, là nơi người ta lưu trữ tư tưởng, cảm tình, ước nguyện. Căn phòng nội tâm này luôn đi liền với mỗi người. Chúa dạy các tông đồ: “Anh em hãy cầu nguyện để khỏi sa chước cám dỗ” (Mt 26:41). Khi các tông đồ hỏi Ðức Giêsu tại sao các ông không trừ được quỉ nhập người động kinh, Chúa bảo: “Loại quỉ đó chỉ trừ được bằng lời cầu nguyện” (Mc 9:29).
Đền tội:
Việc truyền thống thứ hai trong Mùa Chay là đền tội. Ðền tội gồm việc ăn chay, kiêng thịt, hi sinh, hãm mình, nhẫn nhục.. Sau Công Đồng Vaticanô II, luật ăn chay kiêng thịt trở nên đơn giản: chỉ buộc kiêng thịt vào các ngày thứ Sáu Mùa Chay và ăn chay cùng với kiêng thịt vào thứ Tư lễ Tro và thứ Sáu Tuần Thánh. Ðiều đó khiến nhiều người lầm tưởng rằng luật ăn chay kiêng thịt đã trở nên lỏng lẻo dễ dãi. Tuy nhiên nếu đi sâu vào vấn đề, người ta thấy không phải vậy. Thiết tưởng ngày nay nhiều người Công Giáo cần phải xét lại việc ăn chay kiêng thịt. Sống trong xã hội kĩ nghệ tiêu thụ, người ta thấy thịt thà quá dư thừa. Vì thế ăn cá cũng là dịp tốt cho sức khoẻ. Vả lại những người thích ăn đồ biển thì việc kiêng thịt cũng không hẳn là việc hãm mình đáng kể. Có những người kiêng thịt mà lại đi ăn tôm hùm chẳng hạn - vừa mắc tiền vừa ngon lành - thì làm sao gọi là hi sinh hãm mình?
Ðiểm lợi ích của việc ăn chay là không những để giữ gìn sức khoẻ phần xác, mà còn giúp gia tăng sức mạnh thiêng liêng hầu chống trả cám dỗ. Nếu người ta kiêng ăn uống chỉ nhằm mục đích giữ gìn sức khoẻ phần xác cho khỏi mập hay cao máu, hay để làm giảm chất béo cholesterol, thì việc ăn chay kiêng thịt của họ không có giá trị thiêng liêng vì thiếu động lực tôn giáo thúc đẩy. Vì vậy, muốn có giá trị thiêng liêng, người ta phải đem động lực tôn giáo vào việc kiêng cữ đồ ăn thưc uống. Mục đích của việc ăn chay kiêng cữ là để tạo nên một khoảng trống trong dạ dày hầu giúp người ta cảm thấy được sự trống rỗng trong tâm hồn mà đi tìm Chúa và mời Chúa vào để lấp đầy sự trống rỗng. Nói cách khác mục đích của việc ăn chay kiêng cữ là để cho tâm trí được thanh thoát hầu dễ vươn lên thượng giới. Khi mới ăn chay, người ta hay cảm thấy kiến bò bụng. Tuy nhiên rồi cũng quen đi. Nếu kiến còn bò thì uống nước lã vào, thì kiến hết bò.
Ngoài ra Giáo Hội mong muốn người tín hữu tự nguyện ăn chay kiêng thịt vào những ngày khác. Ai tưởng luật ăn chay cho người Công Giáo là khắt khe, thì nên tìm hiểu xem tín đồ Phật Giáo và Hồi Giáo giữ chay ngặt hơn gấp bội như thế nào. Ngoài việc kiêng cữ đồ ăn thức uống, Giáo Hội còn mong muốn người tín hữu không những kiêng thịt, nhưng còn kiêng miệng lưỡi, lỗ tai, con mắt, để chỉ nói, chỉ nghe, chỉ nhìn xem những gì đáng nói, đáng nghe và đáng xem, nghĩa là những gì lành mạnh hoá cho sức khoẻ tâm linh. Người tín hữu cần ghi nhớ lời Chúa dùng miệng lưỡi ngôn sứ Isaia để cảnh giác những người ăn chay kiểu này: “Này, các ngươi ăn chay để mà đôi co cãi vã, để nắm tay đánh đấm thật bạo tàn sao” (Is 58:4)?
Khi về thăm Việt Nam, có người tặng linh mục kia bộ vật kỉ niệm gồm ba con khỉ ngồi thế chồm hổm, trông có vẻ buồn cười, nhưng khá nghệ thuật, chế tạo tại Nhật Bản bằng đất sét nung thành mầu gụ. Một con lấy hai tay bịt mắt, con kia lấy hai tay bịt tai, con thứ ba lấy hai tay bịt miệng có nghĩa là không nhìn, không nghe, không nói. Linh mục nhận vật kỉ niệm để trưng bầy và cũng để nhắc nhở cho mình về việc kiêng cữ miệng lưỡi, lỗ tai và con mắt nữa.
Làm việc từ thiện bác ái:
Việc truyền thống thứ ba trong Mùa Chay là việc từ thiện, bác ái, thay vì dùng từ bố thí. Về cách làm việc từ thiện bác ái, thì Chúa dạy ta đừng thổi loa trước như bọn giả hình để cho người ta ca tụng. Chúa cảnh giác những người làm việc thiện chỉ để khoe khoang và lấy tiếng khen, để người ta ca tụng mình, thay vì để cho Chúa được ca tụng ngợi khen.
Ðể Chúa được vinh danh, Chúa bảo sự sáng của ta phải chiếu dãi để người đời nhận biết mà ca tụng Ðấng ngự trên trời. Nếu để người khác ca tụng mình dưới đất thì người ta đã được thưởng công rồi, không còn công phúc trước mặt Chúa nữa. Nếu không canh chừng cẩn thận thì có những việc ta làm như quyên góp dưới danh nghĩa là từ thiện bác ái, mà muốn được điểm với giáo dân hay với bề trên, ta lại làm sao cho quyên được nhiều để lấy điểm.
Ðể được gọi là việc từ thiện bác ái, người ta cần chia sẻ những gì là của mình, cho đi chính phần mình, thay vì cho những gì thừa thãi mà mình không nhận là của mình nữa. Nếu chỉ cho quần áo cũ và vật dụng cũ, mà mình không dùng đến thì không thể gọi là việc từ thiện bác ái.
Kết luận:
Nói tóm lại, những việc đạo đức truyền thống Giáo Hội dậy làm trong Mùa Chay là cầu nguyện, đền tội và làm việc từ thiện bác ái. Trong Mùa Chay, người tín hữu được mời gọi hoán cải tâm hồn và đời sống bằng việc trở về với Chúa để có thể đồng hành với Ðức Kitô trên đường khổ giá, lên đồi Can-vê vào ngày Thứ Sáu chịu nạn, hầu được chia sẻ cuộc phục sinh vinh hiển với Chúa trong ngày Chúa Nhật Phục sinh khải hoàn.
Những việc cầu nguyện, đền tội và từ thiện bác ái cần được làm với ý ngay lành và tâm hồn hướng thượng, chứ không phải để phô trương.
Có bao giờ đang đêm nằm ngủ, mà tự nhiên tỉnh giấc.
Nằm trên giường suy đi nghĩ lại
về những lời nói và việc làm đạo đức của mình,
với ngụ ý khoe khoang muốn cho người ta biết đến danh tính,
mà cảm thấy tâm hồn trống rỗng và hổ thẹn với lòng mình?
Phúc đức cho người biết hổ thẹn với lòng mình khi cảm thấy tâm hồn trống rỗng.
Đó là khởi điểm cho tiến trình đổi mới tâm hồn và thay đổi cuộc sống.
Lm Trần Bình Trọng
---------------------------------
Living the spirit of Lent
Lent lasts from Ash Wednesday until the celebration of the Lord's institution of the Eucharist and the priesthood on Holy Thursday. Lent is a time of spiritual excercise by prayer, sacrifice, penance, fasting, abstinence from meat and charitable works to prepare the spirit to celebrate Christ's resurrection at Easter, through accompany with Christ on the way of the cross to Calvary and to the top of Mount Tabor.
The liturgical color of Lent is also purple, symbolizing the repentant spirit. During Lent, the Church neither recites the Gloria, nor sings the Alleluia before the Gospel. Alleluia means to acclaim, to praise, to bless, is reserved for Easter so that the acclaim takes on its full meaning.
The traditional religious practices the Church teaches during Lent are prayers, penances, and charitable works.
Prayers:
Prayer includes communal prayer or private prayer, prayer at home, in church or suitable location. Prayer includes celebrating/attending Mass, reading the Bible, and meditating on religious mysteries. In today's Gospel, Jesus teaches us to pray like this: "Whenever you pray, go to your room, close your door, and pray to your Father in private" (Mt 6:6). So, do we take the word of God literally by going into the room, closing the door to pray?
We need to understand that God said this word in response to a group of Pharisees who only wanted others to know they were praying and that they were devout. We need to go to the church to pray to bear witness to our faith in God, to share our faith with others, meaning to support the faith of those who are weak in faith, not like the Pharisees to let others know. Jesus himself went up to the Temple to pray publicly, that is, others saw him praying. According to the explanation of Saint Ambrose, entering the room with the door closed and praying means entering the inner room of the soul, where one's thoughts, feelings, and wishes are stored. This inner room is always going with each person. The Lord taught the Apostles, “Be on guard, and pray that you may not undergo the test” (Mt 26:41). When the apostles asked Jesus why they could not cast out the unclean spirit that possessed the epileptic , Jesus said, "This kind you can drive out only by prayer" (Mk 9:29).
Penances:
The second traditional practice in Lent is penance. Penance includes fasting, abstinence, sacrifice, mortification, and patience. After the Second Vatican Council, the law of fasting and abstinence from meat became simple: abstaining from meat only on Fridays of Lent and fasting with abstinence from meat on Ash Wednesday and Good Friday. That makes many people mistakenly think that the law of fasting and abstaining from meat has become lax. However, if we delve into the matter, one finds that this is not the case. It is thought that many Catholics today need to reconsider their fast and abstinence from meat. Living in a society with industrialized consumption, people find meat to be too abundant. So eating fish is also a good opportunity for health. Besides, those who like to eat seafood, then, abstaining from meat is not necessarily a significant penance. There are people who abstain from meat but eat lobster for example - both expensive and delicious – then how is it called self-sacrifice?
The good point of fasting is not only to maintain physical health, but also to help increase spiritual strength to resist temptation. If people abstain from food solely for the purpose of maintaining physical health from obesity or high blood pressure, or to reduce cholesterol, then their fasting and abstaining have no spiritual value because of the lack of religious motivation. Therefore, in order to have spiritual value, one must incorporate religious motivation into abstaining from food and drink. The purpose of fasting is to create an empty space in the stomach so that people can feel the emptiness in their hearts, seek God and invite God in to fill the emptiness. In other words, the purpose of fasting and abstaining is to let the mind be at peace so that it can easily rise to the upper world. When first fasting, people often feel ants crawling on their stomachs. However, people will get used to it. If the ants are still crawling, drink warm water, then people would feel fine.
In addition, the Church expects the faithful to abstain from meat voluntarily on other days. Those who think that the law of fast for Catholics is strict, should find out how Buddhists and Muslims adhere to fasting in a stricter way. In addition to abstaining from food and drink, the Church also wants the faithful not only to abstain from meat, but also watch their mouth, ears, and eyes, in order to speak, hear, and see only what is worthy, that is, what is healthy for spiritual well-fare. The faithful need to keep in mind that God told the prophet Isaiah to warn those who fast: " Your fast ends in quarreling and fighting, striking with wicked claw? (Is 58:4).
When visiting Vietnam, someone gave a certain priest a souvenir set consisting of three monkeys sitting in a squatting position, which looks funny, but rather artistic, made in Japan with clay baked into mahogany. One monkey covers his eyes with his hands, the other covers his ears with his hands, the third covers his mouth with his hands, meaning not looking, not hearing and not talking. The priest received mementos for display to remind him of abstaining from speaking, hearing and looking.
Charitable work:
The third traditional practice during Lent is benevolence, charity, instead of using the word "alms giving". Regarding how to do charitable work, God teaches us not to blow the trumpet beforehand as the hypocrites in order get praise from people. God warns those who do good deeds only to boast and to get praised by others, rather than for God to be praised.
In order for God to be glorified, God told us to let our light shine so that people could recognize and praise the One who is in heaven. If we let others praise us on earth, we have already been rewarded, and there is no longer any merit in the sight of God. If not to be watchful carefully, there are things we do, such as donations in the name of charity, yet wishing to get points with parishioners or with our superiors, we would wish to collect a lot more to get points.
To be called a charitable work, we need to share what is ours, to give what is ours, instead of giving what is superfluous that we no longer recognize as our own. If we only give old clothes and old utensils that we do not use, it cannot be considered a charitable act.
Conclusion:
In short, the traditional religious practices the Church teaches during Lent are prayers, penances, and charitable works. During Lent, the faithful are called to a conversion of heart and life by turning back to the Lord so that they can accompany Christ on the way of the cross, to Calvary on Good Friday of the Passion, as to share the glorious resurrection with the Lord on the glorious Easter Sunday.
Prayers, penances, and charitable acts should be done with good intentions and an uplifting heart, not for show.
Have you ever been sleeping at night, but suddenly woke up?
Lying in bed thinking over and over
of your devout words and deeds,
with the implication of showing off your identity,
yet feel empty inside and ashamed of yourself?
Blessed is the person who is self-ashamed
when he/she feels his/her heart is empty.
That is the starting point for the process of renewal of heart and change of life.
Rev. John Trần Bình Trọng