Mùa Thường Niên 2

Sống tinh thần Mùa Thường Niên 2

Mùa Thường Niên 2 bắt đầu từ Thứ Hai sau Chúa Nhật Lễ Hiện Xuống (vào khoảng cuối Tháng 5 hay đầu Tháng 6 Dương Lịch) cho tới Thứ Bảy Lễ Vọng của Chúa Nhât 1 Mùa Vọng (vào khoảng cuối Tháng 11 hay đầu Tháng 12 Dương Lịch). Mầu sắc phụng vụ trong Mùa Thường Niên 2 cũng là mầu xanh lá cây, mầu hi vọng. Mùa Thường Niên 2 kéo dài, nên người tín hữu có thể sống lơ là, làm nhụt tinh thần. Vì thế Giáo Hội dùng mầu hi vọng, để nhắc nhở người tín hữu giữ vững niềm hi vọng vào Chúa. Giữ vững niềm hi vọng là điều cần thiết vì còn hi vọng, người ta còn cầu nguyện; hết hi vọng, người ta cũng thôi cầu nguyện.

mùa kéo dài nhất trong năm phụng vụ mà từ tuần nọ qua tuần kia, khi người tín hữu đến nhà thờ ít thấy có gì thay đổi về cảnh trí trong nhà thờ cũng như mầu sắc phụng vụ, họ có thể dễ rơi vào tâm trạng “Quen quá hoá nhàm” hoặc “Gần chùa gọi Bụt bằng anh”.

Để đối phó với tâm trạng đó, người tín hữu cần tìm những phương thế giúp mình làm mới lại việc đạo: việc dâng lễ, thờ phượng và cầu nguyện. Người tín hữu cần học cách sống và làm viêc của thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giê-su là làm việc thường, nhưng với một cách không thường, nghĩa là làm việc vì lòng yêu mến Chúa và kết hợp với Chúa.

Sống và làm việc vì yêu mến Chúa và kết hợp với Chúa theo gương Thánh Têrêsa

Thánh nữ Têrêsa chỉ học tới bậc tiểu học nếu hiểu theo nghĩa bậc tiểu học là từ mẫu giáo tới hết lớp 8. Thế mà năm 1998, Giáo Hội đã tôn phong thánh nữ là tiến sĩ Hội Thánh. Tại sao lại có chuyện ngược đời như vậy? Thưa rằng Thánh Têrêsa đã dạy cho mọi người tín hữu: già, trẻ, lớn, bé, học cao rộng cũng như ít học, đàn ông cũng như đàn bà, tu cũng như không tu, cách làm việc kếp hợp với Chúa và yêu mến Chúa. Sống kết hợp với Chúa là mời Chúa đi vào đời mình. Mời Chúa đi vào đời mình bằng cách dâng ngày sống cho Chúa, dâng tất cả những việc trong ngày như: nói năng, ăn uống, làm việc, giải trí và ngủ nghỉ, những vui buồn trong ngày sống, ngay cả những bệnh tật, đau khổ, thánl giá, những thất bại, thiệt thòi, những phũ phàng, những nỗi cay đắng của cuộc đời, trong ý hướng kết hợp với Chúa, vì yêu mến Chúa để làm sánh danh Chúa. Chuyện kể lại rằng khi cùng ngồi giặt quần áo, có chị dòng kia, không biết có phải vì ganh tị gì đó, cứ làm bắn bọt xà bông vào quần áo Chị Teresa. Têrêsa không phản đối, nhưng chấp nhận vì yêu mến Chúa, để cầu nguyện cho người tội lỗi được ăn năn trở lại và cầu nguyện cho việc truyền giáo.

Khi Dòng Kín (Đan Viện Cát Minh) Sài gòn thiết lập thêm Dòng Kín tại Hà Nội, với tinh thần truyền giáo, Têrêsa là người thứ nhất tình nguyện sang tu Dòng kín Hà Nội. Tuy nhiên sức khoẻ kém không cho phép Têrêsa làm cuộc hành trình dài trên đường biển. Mặc dầu vậy, trong cuốn Nhật Kí “Một Tâm Hồn”, Têrêsa cầu nguyện cho được khỏi bệnh để có thể du lịch sang Sài Gòn.

Hiệu qủa của công việc làm được dâng lên Thiên Chúa, kết hơp với Chúa và yêu mến Chúa, nhắm phụng sự Thiên Chúa và phục vụ tha nhân, sẽ giúp người ta cảm thấy công việc làm trở nên nhẹ nhàng, có mục đích, có ý nghĩa và có công phúc trước mặt Thiên Chúa. Như vậy mới giúp người ta cảm thấy vui vì công việc làm đã được ghi vào sổ bộ nước Trời.

Tiếp tục học hỏi về đạo để sống đạo:

Mùa Thường Niên 2 nhằm vào mùa hè. Trong những tháng hè, nếu giáo phận cũng như giáo xứ hoặc liên giáo xứ có tổ chức những ngày cấm phòng, tĩnh tâm, tĩnh huấn hoặc hội thảo hay những ngày học hỏi do linh mục hướng dẫn, người tín hữu nên đi dự để ôn lại giáo lí và cách làm việc tông đồ và làm mới lại đức tin bằng lời cầu nguyện với sự khuyến khích của gia đình, họ hàng và bạn hữu.

Mừng các Lễ trọng trong Mùa Thường Niên 2:

Trong Mùa Thường Niên 2, Giáo Hội mừng lễ Chúa Ba Ngôi (Chúa Nhật sau Chúa Nhật Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống) Lễ Mình Máu Thánh Chúa (Chúa Nhật sau Chúa Nhật Lễ Chúa ba Ngôi), Lễ Sinh Nhật thánh Gioan tẩy giả (24-06), Lễ thánh Phêrô và Phaolô tồng đồ (29-06), Lễ Chúa Hiển Dung (06-08), Lễ Đức Mẹ Lên Trời (15-08), Lễ Suy Tôn Thánh giá (14-09), Lễ Các Thánh 01-11), Lễ Cầu cho Các Tín hữu đã qua đời (02-11), Lễ Cung Hiến Thánh Đường Latêranô (09-11). Khi các ngày lễ trên đây nhằm vào ngày Chúa Nhật thì phụng vụ lời Chúa của các lễ này thay thế phụng vụ lời Chúa ngày Chúa Nhật và mầu sắc phụng vụ cũng đi theo mầu sắc phụng vụ của mỗi lễ.

Mỗi gia đình Công Giáo cần treo trong phòng ăn gần nơi treo chìa  khoá chung, tập lịch Công Giáo 12 trang cho 12 tháng, để xem cho biết ngày nào có lễ trọng, lễ buộc, ngày nào cần ăn chay, kiêng thịt, ngày nào lễ buộc để nhắc nhở cho gia đình, ngày lễ nào theo mầu sắc phụng vụ nào. Ỡ Mĩ vào cuối năm sau lễ Giáng Sinh đều thấy để trên quầy sách báo cuối nhà thờ những tập lịch Công Giáo miễn phí, để giáo dân lấy mang về nhà treo tường. Ở những nơi khác khi giáo xứ không có khả năng in lịch treo tường miễn phí, thì có thể liên lạc với những cơ sở Công Giáo như nhà sách, báo, dòng tu nọ kia. Có những dòng tu cả nam cả nữ cũng thấy in lịch để dùng trong nội bộ và gửi cho người quen biết.

Khi thấy những mầu sắc khác nhau trong phụng vụ của các ngày lễ trên khác với mầu xanh của mùa thường niên thì cũng có thể gây được sự chú ý và thay đổi trong tâm thức người tín hữu. Có linh mục chánh xứ kia thường hay khuyến khích giáo dân, nhất là phái nữ bận mầu áo theo mầu sắc phụng vụ của mỗi mùa phụng vụ hay mỗi ngày lễ để khơi dậy ý thức về ý nghĩa mầu sắc phụng vụ  trong tâm thức người đi dự lễ.

Áp dụng lời khuyến khích của linh mục chánh xứ về việc bận quần áo cho hợp với mầu sắc phụng vụ, thì cũng phải canh chừng để loại bỏ những ý nghĩ chưng diện quần áo để khoe khoang là có quần áo đẹp hoặc chưng diện theo thời trang thay vì đến nhà thờ để thờ phượng, tạ tội, cảm tạ, xin ơn và làm chứng cho đức tin.

Lời Thánh Kinh dạy về ý hướng và cách thế làm việc đạo:

Có lời Chúa trong Thánh Vịnh dạy rằng: “Chúa chẳng thích gì tế phẩm và lễ vật, nhưng đã mở tai con. Này con xin đến để làm theo ý Chúa và ấp ủ luật Chúa trong lòng”. (Tv 40: 7-9). Lời Thánh Vịnh khác còn dạy: “Chúa chẳng ưa thích gì tế phẩm, con có thượng tiến lễ toàn thiêu, Ngài cũng không chấp nhận. Lạy Chúa, tế phẩm dâng Ngài là tâm hồn đổ vỡ, một tâm hòn đổ vỡ, ăn năn, Ngài sẽ chẳng khinh chê” (Tv 51:18-19).

Tại sao hai người lên Đền Thơ cầu nguyện mà Thiên Chúa không chấp nhận lời cầu nguyện của người biệt phái Pharisêu, mà lại chấp nhận lời nguyện cầu của người thu thuế? (Lc 18:9-14). Tại sao bà goá nghèo dâng vào Đền Thờ chỉ có 2 đồng tiền kẽm, trị giá một phần tư đồng bạc Rô-ma thời bấy giờ, mà Chuá lại bảo bà đã dâng cúng nhiều hơn ai hết? (Mc 12: 41-44). Xin mở đọc những trích dẫn Thánh Kinh trên để tìm hiểu lí do tại sao?

Một thoáng Suy tư

Có bao giờ đang đêm nằm ngủ, mà tự nhiên tỉnh giấc.

Nằm trên giường suy đi nghĩ lại

về những lời nói và việc làm đạo đức của mình,

với ngụ ý khoe khoang muốn cho người ta biết đến danh tính,

mà cảm thấy tâm hồn trống rỗng và hổ thẹn với lòng mình?

Phúc đức cho người biết hổ thẹn với lòng mình khi cảm thấy tâm hồn trống rỗng.

Đó là khởi điểm cho tiến trình đổi mới tâm hồn và thay đổi cuộc sống.

- Lm Trần Bình Trọng

 

 

Write comment (0 Comments)

Mùa Phục Sinh

Sống tinh thần Mùa Phục Sinh

Mùa Phục Sinh kéo dài 50 ngày từ Chúa Nhật Phục Sinh cho tới hết Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống để ghi nhớ lời Thánh sử Luca: “Khi đến ngày Lễ Ngũ Tuần, tất cả các môn đệ đều tụ họp một nơi.. hết thảy mọi người được đầy tràn Chúa Thánh Thần” (Cv 2: 1-4). Các Chúa Nhật trong Mùa này được gọi là Chúa Nhật thứ mấy Phục Sinh. Lời ca hát Alleluia trước Phúc âm, có nghĩa là vui mừng, tung hô, ngợi khen là đặc điểm của Mùa Phục Sinh.

Đức Kitô phục sinh từ cõi chết là một biến cố quan trọng không những trong lịch sử Kitô giáo, mà còn có một chỗ đứng quan trọng trong lịch sử loài người. Phục Sinh là ngày lễ quan trọng nhất trong thế giới Kitô giáo, kỉ niệm Chúa Phục sinh từ cõi chết sống lại, để cứu chuộc loài người. Nếu Đức Kitô không sống lại, thì Người không thể huỷ diệt sự chết và không thể mời gọi loài người chia sẻ cuộc Phục sinh với Người. Nếu như vậy thì loài người cũng sẽ chết như loài vật và cỏ cây qua một tiến trình: sinh, lão, bệnh, tử mà thôi.

Việc Đức Kitô phục sinh đã được tiên báo trước

Mỗi dân tộc có những câu chuyện thần thoại khác nhau. Trí tưởng tượng người ta càng giầu thì chuyện càng thần thoại. Tuy nhiên chuyện của một người đã chết đi ba ngày, rồi tự mình sống lại, là một câu chuyện quá thần thoại, vượt sức tưởng tượng của loài người. Ðối với những người chống Thiên Chúa giáo, thì đó chỉ là một câu chuyện hoang đường, không hơn, không kém. Tuy nhiên câu chuyện Ðấng Cứu thế chết đi sống lại đã được các ngôn sứ tiên báo cả hàng trăm năm trước (Lc 24:46), và chính Đức Giê-su cũng tự tiên báo trong cả 4 Thánh sử: (Mt 16:21; 17:9; 17:23; 20:19; Mc 8:31; 9:9; 9:31; 10:34; Lc 9:22; 18:33; Ga 2:19) . Ðể phản bác lời tiên tri về việc Ðức Ki-tô phục sinh, những kẻ kết án Chúa đã xin quan Pilatô phái quân lính đến canh mộ Người, hầu tránh âm mưu có thể xẩy ra, do việc môn đệ lấy trộm xác, rồi phao tin là Thầy họ đã sống lại (Mt 27:63-66).

Những chứng nhân tiên khởi của Đức Ki-tô phục sinh

Vào thời bấy giờ tại tòa án Do thái, đàn bà không thể đứng ra làm nhân chứng. Vậy mà Ðức Giêsu đã chọn bà Maria Mác-đa-la làm chứng nhân cho việc Người sống lại. Như vậy phải có lí do nào đó. Và đó là đường lối của Thiên Chúa. Khi bà Maria Mác-đa-la vội vã chạy về báo tin cho ông Phêrô và Gioan rằng xác Thầy họ không còn nằm trong mồ nữa, hai ông cũng chạy ra mồ. Ông Gioan chạy mau hơn vì còn trẻ, nhưng vì tế nhị không vào ngay, đợi cho ông Phêrô đến sau để vào trước. Ông Phêrô không hiểu tại sao khăn liệm xác lại được để riêng một bên. Nếu  xác Ðức Giêsu bị lấy trộm như các thượng tế và người Pharisêu đã đề phòng, xin Philatô ra lệnh cho quân lính canh mồ, thì kẻ trộm phải làm cách vội vã, chứ đâu còn giờ mà lột khăn liệm ra khỏi thân mình Chúa, và cũng đâu còn giờ để gấp khăn che đầu lại làm chi cho mất công và mất giờ. Do đó việc gấp khăn che đầu là dấu chỉ cho các tông đồ tin là Thầy họ đã sống lại. Và thánh Gioan, có lẽ vì được Ðức Giêsu thương mến (Ga 20:2) và không bận tâm với việc vợ con, nên mới tinh ý nhận ra được ý nghĩa của dấu chỉ này.

Những chứng nhân tử đạo anh dũng của Đức Ki-tô Phục sinh

Các tông đồ cũng như hàng ngàn các môn đệ của Chúa thời Giáo Hội sơ khai, cũng như hàng triệu người Công Giáo trên khắp thế giới sau đó đã chấp nhận cái chết để làm chứng cho việc Đức Kitô Phục Sinh gồm 117 vị thánh Tử Đạo Việt Nam đợt 1, và đức tin vào Chúa Cứu Thế, Đấng cứu độ trần gian. Các vị từ đạo đã làm chứng cho đức tin vào Chúa Phục Sinh bằng mạng sống của mình.

Những chứng nhân trung kiên không đổ máu của đức Ki-tô Phục Sinh

Còn đại đa số người môn đệ của Chúa gồm hàng giáo phẩm, hàng giáo sĩ, hàng tu sĩ và hàng giáo dân, thì làm chứng cho đức tin vào Chúa Phục Sinh bằng lời nói, việc làm, bằng đời sống đức tin, và bằng việc loan truyền lời Chúa theo khả năng và phương tiện có thể .

Thiết tưởng mỗi người tín hữu cần tự hỏi xem lời nói, việc làm và đời sống đức tin của mình có phải là làm chứng hay phản chứng. Gương chứng nhân sống đức tin có sức thuyết phục và lôi cuốn hơn là những bài thuyết giáo về đức tin nhiều lần. Mahatma Gandhi, nhân vật chống đối bất bạo động chính sách thuộc địa của Anh Quốc tại Ấn Độ, nhận xét đại khái về người Kitô giáo như sau: Nếu người Kitô giáo (gồm Công Giáo) thực sự sống đức tin của họ, thì đã có nhiều người theo đạo Kitô giáo hơn.

Lm Trần Bình Trọng

 

 

Write comment (0 Comments)

Mùa Thường Niên 1

Sống tinh thần Mùa Thường Niên 1

‘Ngoài những mùa phụng vụ có đặc tính riêng biệt, còn lại 33 hoặc 34 tuần trong chu kì năm phụng vụ. Trong các tuần lễ này, Giáo Hội không cử hành một khía cạnh nào đặc biệt về mầu niệm Chúa Kitô, mà lại tôn kính chính mầu nhiệm của Chúa Cứu Thế trong toàn bộ, nhất là trong các ngày Chúa Nhật. Thời gian này gọi là Mùa Thường Niên ’. Đoạn trên trích từ Niên Lịch Phụng Vụ 2012, của Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kì).

Mùa Thường niên được chia làm hai phần: Mùa Thường Niên I và II. Lễ phẩm trong Mùa Thường Niên 1 và 2 là màu xanh lá cây, tượng trưng cho niềm hi vọng. Hi vọng là một trong 3 nhân đức tối thấn của người tín hữu: tin, cậy (hi vọng), mến. Hi vọng là lẽ sống của người tín hữu. Còn hi vọng là người ta còn cầu nguyện. Hết hi vọng, người ta cũng thôi cầu nguyện. 

Mùa Thường Niên 1 bắt đầu từ Thứ Hai sau Chúa Nhật Chúa lãnh Phép Rửa, hoặc theo sau 06 Tháng 1 cho tới hết Thứ Ba trước Thứ Tư Lễ Tro. Trong Mùa Thường Niên 1, giáo hữu Việt Nam thường mừng ngày Tết Nguyên Đán. Đôi khi có những năm, Tết Nguyên Đán đến trễ vào ngay đầu Mùa Chay.

Tết Nguyên Đán là ngày lễ nghỉ mang sắc thái văn hoá dân tộc. Tuy nhiên người Công Giáo cần đem ý nghĩa tôn giáo vào việc mừng Tết, có nghĩa là công nhận Thiên Chúa là Chúa của ngày Tết, Chúa của Xuân, Hạ, Thu, Đông, Chúa của tứ thời bát tiết, Chúa của thời giờ, năm tháng và đem Chúa vào việc mừng Xuân mới sang. Người Công Giáo được khuyến khích và nhắc nhở để đem ý nghĩa tôn giáo, ý nghĩa thiêng liêng vào việc đón xuân.

Để áp dụng thực hành, Hội Ðồng Giám Mục VN quy định những ý chỉ cầu nguyện cho các ngày Tết như sau:

(1) Lễ Tất Niên: Ngày tạ ơn Thiên Chúa cho năm cũ: tạ ơn cho thời giờ, năm tháng và ân huệ Chúa đã ban, đồng thời xin Chúa tha thứ những lỗi lầm, những thiếu sót trong năm cũ.

(2) Lễ Giao Thừa: Ngày cầu bình an cho Năm Mới: cho Quê Hương, Giáo Hội, cho cá nhân và gia đình. Bình an không chỉ hiểu theo nghĩa vắng bóng chiến tranh bằng súng đạn, nhưng còn là bình an trong tâm hồn.

(3) Lễ Tân Niên: Ngày xin ơn đổi mới tâm hồn và đời sống trong Năm mới.

(4) Lễ Mồng Hai Tết: Ngày kính nhớ và cầu nguyện cho Tổ Tiên và Ông Bà Cha Mẹ. Truyền thống lễ giáo Việt Nam dạy con cái phải thảo kính ông bà cha mẹ qua những câu ca dao như: “Công cha như núi thái sơn. Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng tôn kính mẹ cha. Cho tròn chữ hiếu mới là con ngoan”. Truyền thống Do Thái giáo cũng tương tự như truyền thống Việt nam xét về chữ hiếu. Sách Huấn Ca chứa đựng những lời khuyên dạy thực tế mà người Do thái trong Cựu ước đã thu tích được để giúp con cháu sống theo gương đạo hạnh, công đức (Hc 44:10) của tiền nhân. Sách Huấn Ca là một trong 46 cuốc sách Thánh Kinh Cựu Ước và 27 cuốn Thánh Kinh Tân Ước của Giáo Hội Công Giáo.

(5) Lễ Mồng Ba Tết : Ngày xin ơn thánh hoá công ăn việclLàm. Người Công Giáo làm việc không phải chỉ vì việc làm, mà coi việc làm chỉ là phương tiện để giúp thăng tién hoá đời sống, chứ không coi việc làm như là cùng đích và cứu cánh.

Quan niệm của dân gian Việt Nam về Ông Trời là Thượng Đế, Đấng Hoá Công, Đấng tạo thành trời đất, loài người và muôn vật, vận hành sự xoay chuyển vũ trụ, điều khiển vận mạng con người và thưởng phạt người lành người dữ.

Vua Trần Nhân Tông, sau khi Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đánh bại Quân Nguyên-Mông 2 lần vào năm 1285 và 1288 đã rời bỏ ngôi báu để vào rừng núi Vũ Lâm, Tỉnh Ninh Bình tu trì, rồi lên núi Yên Tử, Tỉnh Quảng Ninh để tu khổ hạnh theo Phật học. Trong bài “Động Thiên hồ cảnh”, Vua Trần Nhân Tông đã công nhận quyền năng của Thượng Đế khi viết: “Thượng Đế liên sầm tịch” mà David Trần chuyển ý là  Thượng Đế thương hồ lạnh. Còn Cung Oán Ngâm Khúc thì phàn nàn về Thượng Đế: “Hoá Công sao khéo trêu ngươi” và Thuý Kiều lại than trách Thượng Đế: “Phũ phàng chi bấy Hoá Công”.

Quan niệm chung của dân Việt về Ông Trời còn lưu hành câu ca dao: “Lạy Trời mưa xuống, lấy nước tôi uống, lấy ruộng tôi cầy, lấy đầy bát cơm, lấy rơm đun bếp”. Có nơi đọc câu cuối là: “Lấy con tôm to”. Đại thi sĩ Nguyễn Du còn tạ ơn Trời bằng cách đặt vào miệng Kim Trọng vần thơ bất hủ khi gặp lại được Thuý Kiều: “Trời còn để có hôm nay”, nghĩa là Trời còn để cho Kim Trọng và Thuý Kiều có ngày gặp nhau. Những thành ngữ về Ông Trời còn lưu lại như sau: Trời không phụ người có đạo; Trời không phụ người có nhân; Trời không phụ người có nghĩa; Đạo Trời không phụ lòng người. Dân gian Việt Nam còn truyền tụng những câu nói về Ông Trời như: “Trời có mắt” hoặc “Trời sinh voi sinh cỏ”.

 Ông Trời đó của dân gian Việt Nam, những người theo Đạo Trời, cũng là Chúa Trời - Thiên Chúa - của người Công Giáo nói riêng và Thiên Chúa Giáo nói chung. Thiên Chúa tạo dựng loài người với những nhu cầu thể chất, tinh thần và đời sống thiêng liêng. Và Thiên Chúa ban cho loài người trí óc và đôi bàn tay làm việc để đáp ứng nhu cầu sinh tồn và để phát triển con người. Như vậy người Công Giáo không làm việc một cách lẻ loi, nhưng làm việc kết hợp với việc làm của Đức Kitô, để xin Chúa giúp tìm ra ý nghĩa và mục đích của công việc làmxin Chúa thánh hoá công việc làm.

 Vào dịp đầu năm mới, người tín hữu tạ ơn Chúa Trời về những hồng ân Chúa đã ban trong năm cũ và xin Chúa chúc lành cho năm mới.

 Lm Trần Bình Trọng

------------------------------

Living the spirit of the Ordinary Time 1.

‘Aside from the liturgical seasons of their particular character, there remain 33 or 34 weeks in the cycle of the liturgical year. During these weeks, the Church does not celebrate any particular aspect of the mystery of Christ, but venerates the mystery of Christ in its entirety, especially on Sundays. This time is called Ordinary Time’. The above excerpt is from the 2012 Liturgical Almanac, of the Vietnam Catholic Federation in the United States.

Ordinary Time is divided into two parts: Ordinary Time I and II. The vestments in the Ordinary Time 1 and 2 are green, symbolizing hope. Hope is one of the three cardinal virtues of the faithful: faith, hope, and love. Hope is the life reason of the faithful. As long as there is hope, people are still praying. When there is no hope, people also stop praying.

Ordinary Time 1 begins on Monday after the Sunday following January 6 through Tuesday before Ash Wednesday. During the Ordinary Time 1, Vietnamese Christians often celebrate the Lunar New Year. Sometimes, there are years when the Lunar New Year comes late at the beginning of Lent.

Lunar New Year is a holiday with national and cultural nuances. However, Catholics need to bring religious meaning to celebrating Tet, which means recognizing God as the God of Tet, the God of Spring, Summer, Autumn, and Winter; God of all seasons and eight weathers, God of time, year and bring God into the celebration of the New Year. Catholics are encouraged and reminded to bring religious and spiritual meaning into welcoming the New Year.

For practical application, the Bishops' Conference stipulates prayer intentions for Tet holidays as follows:

(1). Celebration of the last Day of the Year: A day to thank God for the past year: to thank God for the time, year and favors God has given, and ask God to forgive the mistakes and shortcomings in the past year.

2). Celebration of the New Year Eve: A day to pray for peace for the New Year: for the Homeland, the Church, for individuals and families. Peace is not only understood in the sense of the absence of war with guns and bullets, but also in the sense of peace of mind.

(3). Celebration of the New Year Day: A day to ask God for grace to renew your soul and life in the New Year.

4). Celebration of the Second Day of The New Year: Day to remember and pray for Ancestors, Grandparents and Parents. The Vietnamese religious tradition teaches children to respect their parents and grandparents through folk songs such as: "A father's merit is like a Thai mountain. Motherhood is like water flowing from a source. Respect for mother and father. Fulfilling filial piety is a good child."  The Jewish tradition is similar to the Vietnamese tradition in terms of filial piety. The book of Sirach contains practical advice that the Jews in the Old Testament have accumulated to help their descendants live according to the moral and virtuous examples (Sirach 44:10) of their ancestors. The Book of Sirach is one of the 46 Old Testament books and 27 New Testament books of the Catholic Church.

(5). Celebration of the Third Day of The New Year: Day to ask God for grace to sanctify work. Catholics do not work just for the sake of work, but consider work only as a means to help improve life, and do not consider work as the ultimate goal and end.

The Vietnamese folk concept of God is God of heaven and earth, human beings and all things. He is Creator who operates the rotation of the universe, controls human destiny and rewards good people and punishes evil persons.

King Tran Nhan Tong, after Hung Dao Vuong Tran Quoc Tuan defeated the Yuan-Mongol Army twice in 1285 and 1288, left his throne to go to Vu Lam mountain in Ninh Binh Province to practice self-cultivation, then to Yen Tu mountain in Quang Ninh province to practice asceticism according to Buddhism. In the article "Dong Thien Ho Canh", King Tran Nhan Tong recognized the power of God when he wrote: "God loves the cold lake". As for Cung Oan Ngam Khuc, he complained about God: "How is Hoa Cong so clever at teasing people?" and Thuy Kieu complained about God: "How cruel is Hoa Cong."

The Vietnamese people's common concept of God still circulates in folk songs: "Dear God, please rain down, that I may drink the water, plow the fields, fill my rice bowl and use straw to cook the rice pot." Some people read the last sentence as: "Get a big shrimp". Great poet Nguyen Du also thanked God by putting into Kim Trong's mouth the immortal poem when he met Thuy Kieu again: "God still allowed today", meaning God still allowed Kim Trong and Thuy Kieu to meet together one day. The remaining idioms about God are as follows: God does not disappoint those who have faith; Heaven does not disappoint those who are benevolent; Heaven does not disappoint righteous people; The Way of God does not disappoint people. Vietnamese folk also recite sayings about God such as: "Heaven has eyes" or "Heaven gives birth to elephants and grass".

That God of the Vietnamese people, those who follow Heavenly Religion, is also God of Catholics in particular and Christians in general. God created humans with physical, mental and spiritual needs. God gave human beings minds and working hands to meet the needs for survival and human development. Thus, Catholics do not work alone, but work united  with the work of Christ, as to ask God to help find the meaning and purpose of work and to ask God to sanctify work.

At the beginning of the New Near, the faithful thank God for the blessings God gave in the old year and ask God to bless the New Year.

John Tran Binh Trong

 

 

 

 

Write comment (0 Comments)

Tam Nhật Vượt Qua

Sống tinh thần Tam Nhật Vượt Qua

Lễ Vượt Qua (Passover Feast, Paschal Feast) của người Do Thái kỉ niệm biến cố người Do Thái trốn khỏi ách nô lệ bên Ai Cập. Họ ăn thịt chiên và bánh không men cách vội vã để còn có đủ giờ sửa soạn chạy trốn ban đêm. Đức Giêsu chọn mừng lễ Vượt Qua của người Do Thái trong Bữa Tiệc Li với các môn đệ vào chiều trước ngày Người chịu khổ hình thập giá và tử nạn. Người đến như Con Chiên tự nguyện chịu chết để chuộc tội thế gian để nhân loại được sống.

Tam Nhật Vượt Qua không phải là 3 ngày lễ buộc. Tuy nhiên người tín hữu nên dành thời giờ đến nhà thờ, tham dự vào những lễ nghi phụng vụ của Giáo Hội để giúp cho mình hiểu biết về những lễ nghi cao điểm của Giáo Hội và hiệp thông với Giáo Hội.

Tam nhật Vượt Qua bắt đầu từ Lễ Chúa Lập Bí Tích Thánh Thể và chức linh mục vào Thứ Năm Tuần Thánh cho tới chiều Thứ Bảy Lễ Vọng Phục Sinh.

 Thứ Năm Tuần Thánh: Kỉ niệm việc Chúa rửa chân cho các tông đồ để dạy họ và cũng dạy người tín hũu bài học phục vụ trong khiêm hạ.

Chúa còn bảo các tông đồ rửa chân cho nhau nghĩa là phục vụ lẫn nhau.

Hôm nay Chúa truyền Phép Thánh Thể bằng bánh không men để ở lại với loài người cho đến tận thế.

Ðể tiếp tục Bí tích Thánh thể, Chúa còn lập chức linh mục.

Như vậy Thánh thể và linh mục đi liền với nhau vì không thể có Bí tích Thánh Thể nếu không có linh mục.

 

Thứ Sáu Tuần Thánh: Kỉ niệm cuộc khổ nạn của Chúa trên thập giá để làm giá cứu chuộc nhân loại.

Hôm nay là ngày ăn chay và kiêng thịt. Ăn chay kiêng thịt không phải như người Pharisêu.

Kiêng thịt không phải hễ không ăn thịt là đủ. Kiêng thịt mà lại ăn tôm hùm chẳng hạn: vừa mắc tiền, lại vừa ngon miệng, thì sao có thể nói được là hãm mình.

Ăn chay kiêng thịt không phải vì luật buộc phải làm một cách bất đắc dĩ cho qua lần chiếu lệ. Hi sinh, hãm mình ăn chay kiêng thịt vì yêu mến thì việc ăn chay kiêng thịt mới khỏi trở nên nặng nề, mới có ý nghĩa và mang lại ơn phúc. Và đó là tình yêu biến đổi. Chúa đã chết cho tội lỗi loài người.

Để được sống lại trong tâm hồn, người tín hữu cần chết đi cho tội lỗi và các thứ tính mê nết xấu để được sống lại trong ơn thánh.

 

Thứ Bảy Tuần Thánh: Vẻ trầm mặc của ngày THứ Bảy Tuần Thánh giúp người tín hữu tiếp tục suy niệm về cuộc tử nạn của Chúa và mong được sống lại về phần linh hồn cùng với Chúa sống lại vào Chúa Nhật Phục Sinh.

Trong buổi tiếp kiến 20 ngàn tín hữu hành hương tại Quảng Trường Thánh Phêrô vào Thứ Tư Tuần Thánh 2009, Đức Giáo Hoàng Bênêđitô XVI nói về ý nghĩa của Thứ bảy Tuần Thánh như sau:

"Giáo Hội canh thức cầu nguyện, chia sẻ tâm tình đau thương của Mẹ Maria và tín thác nơi Chúa. Sự mặc niệm này dẫn chúng ta đến buổi canh thức vọng Phục Sinh, trong đó niềm vui và ánh sáng Phục Sinh bùng lên trong đêm tối". (Theo bản dịch của Lm Trần Đức Anh, OP).

Lm Trần Bình Trọng

Write comment (0 Comments)

Mùa Giáng Sinh

Sống tinh thần Mùa Giáng Sinh

Mùa Giáng Sinh là mùa hân hoan vui mừng với những khung cảnh trang hoàng trong nhà cũng như ngoài phố chợ, với những cây sinh nhật với đèn điện đủ mầu sắc, những hang đá máng cỏ đẹp mắt, với nhạc giáng sinh làm rộn rã lòng người. Người ta còn gửi thiệp Giáng Sinhquà Giáng Sinh và quà Giáng Sinh với những lời chúc mừng tốt đẹp. Mùa Giáng Sinh bắt đầu từ Lễ Vọng Giáng Sinh cho tới Chúa Nhật sau Chúa Nhật Lễ Hiển Linh quen gọi là Lễ Ba Vua, hoặc hết ngày 06 Tháng Giêng khi lễ Ba Vua nhằm ngày 06/01. Trong Mùa Giáng Sinh, Giáo Hội mừng việc Chúa Cứu Thế giáng trần và việc Người tỏ mình ra cho nhân loại qua ba nhà Đạo sĩ quen gọi là Ba Vua. Lễ phẩm trong Mùa Giáng sinh là mầu trắng, tượng trưng cho sự vui mừng vì Đấng Cứu Thế đã đến.

Việc Đấng Cứu thế Giáng trần là một biến cố quan trọng nhất trong lịch sử loài người. Từ khi Chúa Cứu Thế sinh ra, thì thời gian đổi ngược hẳn lại. Vì thế ngưòi ta gọi năm nay là năm nọ, năm kia sau khi Chúa Cứu Thế giáng sinh. Nếu biến cố xẩy ra trước khi Chúa Cứu thế giáng sinh, thì người ta lại tính niên hiệu ngược lại, chẳng hạn sự việc xẩy ra năm này năm nọ trước năm Chúa giáng sinh. Nhiều sử gia trên thế giới dựa trên năm Chúa giáng sinh để tính thời gian và đặt lại niên hiệu. Và gần đây người ta đã khám phá ra là họ đã tính lầm niên hiệu Chúa giáng sinh khoảng hai hay ba năm trước niên hiệu đã ấn định. Tuy nhiên người ta không muốn đổi lại các niên hiệu của các biến cố trên thế giới, bởi vì làm như vậy quá phức tạp và tốn kém về thời giờ và tiền bạc. 

Tuy nhiên Chúa đến không phải chỉ đổi ngược lại dòng lịch sử loài người. Chúa đến để làm một việc đổi mới toàn diện trong tâm hồn mỗi người: đổi lại cách suy tư, đổi lại những giá trị trong đời sống. Trước khi Chúa Cứu Thế giáng sinh độ 700 năm, thì ngôn sứ Isaiah đã tiên báo: “Ðoàn dân đang lần bước giữa tối tăm, đã thấy một ánh sáng huy hoàng” (Is 9:1). Lời ngôn sứ Isaiah về Ðấng Cứu Thế đã được thực hiện trong đêm Giáng Sinh. Ngay từ khi mới sinh, Chúa Cứu thế đã làm xáo trộn tâm trí loài người, như Chúa đã làm xáo trộn tâm trí vua Hêrôđê. Sứ mệnh của Chúa là làm xáo trộn tâm trí loài người, làm cho họ  bất mãn với con người cũ, với lối sống hiện tại: tư tưởng cũng như hành động để Chuá có thể làm chủ tâm hồn họ, ban bình an và niềm vui cho họ.

Sau những ngày giờ bận rộn sửa soạn mừng lễ Sinh Nhật: Gửi quà sinh nhật, thiệp sinh nhật, làm hang đa máng cỏ, người tín hữu nên dành ít thời giờ yên lặng để suy niệm về màu nhiệm Giáng Sinh. Chỉ trong thinh lặng người ta mới dễ nhận ra sự hiện diện của Chúa, mới dễ khám phá ra ý nghĩa của màu nhiệm Giáng Sinh: bé nhỏ, nghèo khó, tầm thường, khiêm tốn. Trong đêm Giáng Sinh đầu tiên, chỉ có ít nhân vật được chứng kiến cảnh hang đá Bêlem: đó là Mẹ Maria, Thánh Giuse và mấy người mục đồng và chiên bò lừa (Luc 2:8,10,16).

Lm Trần Bình Trọng

-----------------------------------

Living the Christmas spirit:

Christmas is a season of joy and happiness with decorative scenes in homes, as well as in the streets, Christmas trees with colorful electric lights, beautiful cribs and mangers, and bustling Christmas music making people excited. People send Christmas cards and gifts with good wishes. The Christmas season begins from Christmas Eve until the Sunday after Epiphany Sunday, commonly known as the Feast of the Three Kings, or ends on January 6 when the Feast of the Three Kings falling on January 6. During the Christmas season, the Church celebrates the coming of Christ and His manifestation to humanity through the three Magi known as the Three Kings. The liturgical vestment color during the Christmas season is white, symbolizing joy because the Savior has come.

The coming of the Savior is the most important event in the human history. Since the birth of Christ, time has completely reversed. That is why people call this year or that year after the birth of Christ. If the event happened before the birth of Christ, then people calculate the date in reverse order, for example, the event happened this year and that year before the year of Christ's birth. Many historians around the world rely on the year of Christ's birth to calculate time and reset dates. Recently, it was discovered that they had miscalculated the date of Christ's birth by about two or three years before the given date. However, people do not want to change the dates of world events, because doing so is too complicated and costly in time and money.

However, God's coming did not just reverse the course of the human history. God comes to do a comprehensive renewal in each person's soul: to change the way of thinking and the values in life. About 700 years before the birth of Christ, the prophet Isaiah predicted: "The people walking in darkness have seen a brilliant light" (Is 9:1). Isaiah's prophecy about the Savior was fulfilled on the Christmas night. Right from birth, Christ has disturbed the minds of people, just as he disturbed the mind of King Herod. God's mission is to disturb human minds, to make them dissatisfied with their old self, with their current lifestyle: thoughts as well as actions so that God can control their souls, granting peace and joy for them.

After those busy days of preparing for the Christmas celebration: sending birthday cards and gifts, making a manger, the faithful should take some time to meditate on the mystery of Christmas in silence. Only in silence can people easily recognize God's presence and discover the meaning of the mystery of Christmas: small, poor, ordinary and humble. On the first Christmas night, only a few characters witnessed the scene of the Bethlehem grotto: the Blessed Mother Mary, Saint Joseph and several shepherds, sheep, cattle and donkeys (Luke 2:8, 10, 16).

John Tran Binh Trong

Write comment (0 Comments)

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch