Sống tinh thần Mùa Thường Niên 1

‘Ngoài những mùa phụng vụ có đặc tính riêng biệt, còn lại 33 hoặc 34 tuần trong chu kì năm phụng vụ. Trong các tuần lễ này, Giáo Hội không cử hành một khía cạnh nào đặc biệt về mầu niệm Chúa Kitô, mà lại tôn kính chính mầu nhiệm của Chúa Cứu Thế trong toàn bộ, nhất là trong các ngày Chúa Nhật. Thời gian này gọi là Mùa Thường Niên ’. Đoạn trên trích từ Niên Lịch Phụng Vụ 2012, của Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kì).

Mùa Thường niên được chia làm hai phần: Mùa Thường Niên I và II. Lễ phẩm trong Mùa Thường Niên 1 và 2 là màu xanh lá cây, tượng trưng cho niềm hi vọng. Hi vọng là một trong 3 nhân đức tối thấn của người tín hữu: tin, cậy (hi vọng), mến. Hi vọng là lẽ sống của người tín hữu. Còn hi vọng là người ta còn cầu nguyện. Hết hi vọng, người ta cũng thôi cầu nguyện. 

Mùa Thường Niên 1 bắt đầu từ Thứ Hai sau Chúa Nhật Chúa lãnh Phép Rửa, hoặc theo sau 06 Tháng 1 cho tới hết Thứ Ba trước Thứ Tư Lễ Tro. Trong Mùa Thường Niên 1, giáo hữu Việt Nam thường mừng ngày Tết Nguyên Đán. Đôi khi có những năm, Tết Nguyên Đán đến trễ vào ngay đầu Mùa Chay.

Tết Nguyên Đán là ngày lễ nghỉ mang sắc thái văn hoá dân tộc. Tuy nhiên người Công Giáo cần đem ý nghĩa tôn giáo vào việc mừng Tết, có nghĩa là công nhận Thiên Chúa là Chúa của ngày Tết, Chúa của Xuân, Hạ, Thu, Đông, Chúa của tứ thời bát tiết, Chúa của thời giờ, năm tháng và đem Chúa vào việc mừng Xuân mới sang. Người Công Giáo được khuyến khích và nhắc nhở để đem ý nghĩa tôn giáo, ý nghĩa thiêng liêng vào việc đón xuân.

Để áp dụng thực hành, Hội Ðồng Giám Mục VN quy định những ý chỉ cầu nguyện cho các ngày Tết như sau:

(1) Lễ Tất Niên: Ngày tạ ơn Thiên Chúa cho năm cũ: tạ ơn cho thời giờ, năm tháng và ân huệ Chúa đã ban, đồng thời xin Chúa tha thứ những lỗi lầm, những thiếu sót trong năm cũ.

(2) Lễ Giao Thừa: Ngày cầu bình an cho Năm Mới: cho Quê Hương, Giáo Hội, cho cá nhân và gia đình. Bình an không chỉ hiểu theo nghĩa vắng bóng chiến tranh bằng súng đạn, nhưng còn là bình an trong tâm hồn.

(3) Lễ Tân Niên: Ngày xin ơn đổi mới tâm hồn và đời sống trong Năm mới.

(4) Lễ Mồng Hai Tết: Ngày kính nhớ và cầu nguyện cho Tổ Tiên và Ông Bà Cha Mẹ. Truyền thống lễ giáo Việt Nam dạy con cái phải thảo kính ông bà cha mẹ qua những câu ca dao như: “Công cha như núi thái sơn. Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng tôn kính mẹ cha. Cho tròn chữ hiếu mới là con ngoan”. Truyền thống Do Thái giáo cũng tương tự như truyền thống Việt nam xét về chữ hiếu. Sách Huấn Ca chứa đựng những lời khuyên dạy thực tế mà người Do thái trong Cựu ước đã thu tích được để giúp con cháu sống theo gương đạo hạnh, công đức (Hc 44:10) của tiền nhân. Sách Huấn Ca là một trong 46 cuốc sách Thánh Kinh Cựu Ước và 27 cuốn Thánh Kinh Tân Ước của Giáo Hội Công Giáo.

(5) Lễ Mồng Ba Tết : Ngày xin ơn thánh hoá công ăn việclLàm. Người Công Giáo làm việc không phải chỉ vì việc làm, mà coi việc làm chỉ là phương tiện để giúp thăng tién hoá đời sống, chứ không coi việc làm như là cùng đích và cứu cánh.

Quan niệm của dân gian Việt Nam về Ông Trời là Thượng Đế, Đấng Hoá Công, Đấng tạo thành trời đất, loài người và muôn vật, vận hành sự xoay chuyển vũ trụ, điều khiển vận mạng con người và thưởng phạt người lành người dữ.

Vua Trần Nhân Tông, sau khi Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đánh bại Quân Nguyên-Mông 2 lần vào năm 1285 và 1288 đã rời bỏ ngôi báu để vào rừng núi Vũ Lâm, Tỉnh Ninh Bình tu trì, rồi lên núi Yên Tử, Tỉnh Quảng Ninh để tu khổ hạnh theo Phật học. Trong bài “Động Thiên hồ cảnh”, Vua Trần Nhân Tông đã công nhận quyền năng của Thượng Đế khi viết: “Thượng Đế liên sầm tịch” mà David Trần chuyển ý là  Thượng Đế thương hồ lạnh. Còn Cung Oán Ngâm Khúc thì phàn nàn về Thượng Đế: “Hoá Công sao khéo trêu ngươi” và Thuý Kiều lại than trách Thượng Đế: “Phũ phàng chi bấy Hoá Công”.

Quan niệm chung của dân Việt về Ông Trời còn lưu hành câu ca dao: “Lạy Trời mưa xuống, lấy nước tôi uống, lấy ruộng tôi cầy, lấy đầy bát cơm, lấy rơm đun bếp”. Có nơi đọc câu cuối là: “Lấy con tôm to”. Đại thi sĩ Nguyễn Du còn tạ ơn Trời bằng cách đặt vào miệng Kim Trọng vần thơ bất hủ khi gặp lại được Thuý Kiều: “Trời còn để có hôm nay”, nghĩa là Trời còn để cho Kim Trọng và Thuý Kiều có ngày gặp nhau. Những thành ngữ về Ông Trời còn lưu lại như sau: Trời không phụ người có đạo; Trời không phụ người có nhân; Trời không phụ người có nghĩa; Đạo Trời không phụ lòng người. Dân gian Việt Nam còn truyền tụng những câu nói về Ông Trời như: “Trời có mắt” hoặc “Trời sinh voi sinh cỏ”.

 Ông Trời đó của dân gian Việt Nam, những người theo Đạo Trời, cũng là Chúa Trời - Thiên Chúa - của người Công Giáo nói riêng và Thiên Chúa Giáo nói chung. Thiên Chúa tạo dựng loài người với những nhu cầu thể chất, tinh thần và đời sống thiêng liêng. Và Thiên Chúa ban cho loài người trí óc và đôi bàn tay làm việc để đáp ứng nhu cầu sinh tồn và để phát triển con người. Như vậy người Công Giáo không làm việc một cách lẻ loi, nhưng làm việc kết hợp với việc làm của Đức Kitô, để xin Chúa giúp tìm ra ý nghĩa và mục đích của công việc làmxin Chúa thánh hoá công việc làm.

 Vào dịp đầu năm mới, người tín hữu tạ ơn Chúa Trời về những hồng ân Chúa đã ban trong năm cũ và xin Chúa chúc lành cho năm mới.

 Lm Trần Bình Trọng

------------------------------

Living the spirit of the Ordinary Time 1.

‘Aside from the liturgical seasons of their particular character, there remain 33 or 34 weeks in the cycle of the liturgical year. During these weeks, the Church does not celebrate any particular aspect of the mystery of Christ, but venerates the mystery of Christ in its entirety, especially on Sundays. This time is called Ordinary Time’. The above excerpt is from the 2012 Liturgical Almanac, of the Vietnam Catholic Federation in the United States.

Ordinary Time is divided into two parts: Ordinary Time I and II. The vestments in the Ordinary Time 1 and 2 are green, symbolizing hope. Hope is one of the three cardinal virtues of the faithful: faith, hope, and love. Hope is the life reason of the faithful. As long as there is hope, people are still praying. When there is no hope, people also stop praying.

Ordinary Time 1 begins on Monday after the Sunday following January 6 through Tuesday before Ash Wednesday. During the Ordinary Time 1, Vietnamese Christians often celebrate the Lunar New Year. Sometimes, there are years when the Lunar New Year comes late at the beginning of Lent.

Lunar New Year is a holiday with national and cultural nuances. However, Catholics need to bring religious meaning to celebrating Tet, which means recognizing God as the God of Tet, the God of Spring, Summer, Autumn, and Winter; God of all seasons and eight weathers, God of time, year and bring God into the celebration of the New Year. Catholics are encouraged and reminded to bring religious and spiritual meaning into welcoming the New Year.

For practical application, the Bishops' Conference stipulates prayer intentions for Tet holidays as follows:

(1). Celebration of the last Day of the Year: A day to thank God for the past year: to thank God for the time, year and favors God has given, and ask God to forgive the mistakes and shortcomings in the past year.

2). Celebration of the New Year Eve: A day to pray for peace for the New Year: for the Homeland, the Church, for individuals and families. Peace is not only understood in the sense of the absence of war with guns and bullets, but also in the sense of peace of mind.

(3). Celebration of the New Year Day: A day to ask God for grace to renew your soul and life in the New Year.

4). Celebration of the Second Day of The New Year: Day to remember and pray for Ancestors, Grandparents and Parents. The Vietnamese religious tradition teaches children to respect their parents and grandparents through folk songs such as: "A father's merit is like a Thai mountain. Motherhood is like water flowing from a source. Respect for mother and father. Fulfilling filial piety is a good child."  The Jewish tradition is similar to the Vietnamese tradition in terms of filial piety. The book of Sirach contains practical advice that the Jews in the Old Testament have accumulated to help their descendants live according to the moral and virtuous examples (Sirach 44:10) of their ancestors. The Book of Sirach is one of the 46 Old Testament books and 27 New Testament books of the Catholic Church.

(5). Celebration of the Third Day of The New Year: Day to ask God for grace to sanctify work. Catholics do not work just for the sake of work, but consider work only as a means to help improve life, and do not consider work as the ultimate goal and end.

The Vietnamese folk concept of God is God of heaven and earth, human beings and all things. He is Creator who operates the rotation of the universe, controls human destiny and rewards good people and punishes evil persons.

King Tran Nhan Tong, after Hung Dao Vuong Tran Quoc Tuan defeated the Yuan-Mongol Army twice in 1285 and 1288, left his throne to go to Vu Lam mountain in Ninh Binh Province to practice self-cultivation, then to Yen Tu mountain in Quang Ninh province to practice asceticism according to Buddhism. In the article "Dong Thien Ho Canh", King Tran Nhan Tong recognized the power of God when he wrote: "God loves the cold lake". As for Cung Oan Ngam Khuc, he complained about God: "How is Hoa Cong so clever at teasing people?" and Thuy Kieu complained about God: "How cruel is Hoa Cong."

The Vietnamese people's common concept of God still circulates in folk songs: "Dear God, please rain down, that I may drink the water, plow the fields, fill my rice bowl and use straw to cook the rice pot." Some people read the last sentence as: "Get a big shrimp". Great poet Nguyen Du also thanked God by putting into Kim Trong's mouth the immortal poem when he met Thuy Kieu again: "God still allowed today", meaning God still allowed Kim Trong and Thuy Kieu to meet together one day. The remaining idioms about God are as follows: God does not disappoint those who have faith; Heaven does not disappoint those who are benevolent; Heaven does not disappoint righteous people; The Way of God does not disappoint people. Vietnamese folk also recite sayings about God such as: "Heaven has eyes" or "Heaven gives birth to elephants and grass".

That God of the Vietnamese people, those who follow Heavenly Religion, is also God of Catholics in particular and Christians in general. God created humans with physical, mental and spiritual needs. God gave human beings minds and working hands to meet the needs for survival and human development. Thus, Catholics do not work alone, but work united  with the work of Christ, as to ask God to help find the meaning and purpose of work and to ask God to sanctify work.

At the beginning of the New Near, the faithful thank God for the blessings God gave in the old year and ask God to bless the New Year.

John Tran Binh Trong

 

 

 

 

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch