Ngày 14-09-2011, Ủy ban Nghệ Thuật Thánh (UBNTT) trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam (HĐGMVN) đã tổ chức Hội thảo chuyên đề “Nghệ Thuật Thánh” tại Hội trường Phaolô Nguyễn Văn Bình của Trung tâm Mục vụ TGP. TPHCM. Tham dự Hội thảo có ĐGM Phêrô Nguyễn Văn Khảm (Phó Tổng thư ký HĐGMVN), ĐGM Matthêô Nguyễn Văn Khôi (Chủ tịch UBNTT), linh mục Vinh Sơn Phạm Trung Thành (Tổng thư ký UBNTT), linh mục Rôcô Nguyễn Kim Duy (Tổng thư ký UB Thánh Nhạc), linh mục Giuse Vũ Hữu Hiền (Tổng thư ký UB Truyền Thông).

Ngoài ra còn có 21 linh mục trưởng ban Nghệ thuật thánh của 21 giáo phận, cùng với sự hiện diện của các chuyên viên kiến trúc, hội hoạ, điêu khắc, nhiếp ảnh trong UBNTT.

16092011nghethuat_1UBNTT trực thuộc HĐGMVN trước đây nằm trong UB Phụng Tự, do ĐGM Phêrô Trần Đình Tứ làm chủ tịch. Trong Đại hội HĐGMVN lần thứ XI tại TPHCM vào tháng 10/2010, UBNTT được tách riêng ra và do ĐGM Matthêô Nguyễn Văn Khôi làm chủ tịch. Hội thảo chuyên đề Nghệ thuật thánh lần này là buổi gặp gỡ trao đổi đầu tiên giữa các đại biểu đến từ khắp các giáo phận của Giáo hội Việt Nam.

Đúng 8g sáng, các đại biểu đã có mặt đầy đủ trong Hội trường. Sau phần thánh hoá và giới thiệu, ĐGM Phêrô thay mặt Ban Thường vụ HĐGMVN phát biểu chào mừng Hội nghị và diễn tả niềm vui vì biết rằng nhờ có UBNTT mà “cái đẹp vĩnh hằng” chắc chắn sẽ được đặc biệt cổ võ. Ngài cũng ước mong có những giảng khoá “Nghệ thuật thánh” được dạy ở các Đại chủng viện.

Lúc 8g30, ĐGM Matthêô trình bày ý nghĩa, mục đích và cách thức thể hiện nghệ thuật thánh. Nghệ thuật thánh là loại hình mỹ thuật cao nhất, được dùng trong nơi thánh. Nghệ thuật thánh sử dụng cái đẹp để (1) truyền đạt sứ điệp thánh thiêng (ngôn sứ), (2) dẫn đưa con người vào vẻ đẹp huyền nhiệm của Thiên Chúa (tư tế), và (3) góp phần xây dựng Vương quốc của Thiên Chúa (vương đế). Nghệ thuật thánh tôn vinh mầu nhiệm siêu việt của Thiên Chúa, gợi lên vẻ đẹp siêu phàm của chân lý và tình yêu, đã được xuất hiện nơi Đức Kitô. Giáo Hội luôn quan tâm phát huy nghệ thuật thánh, nhưng không tạo ra một nghệ thuật riêng. Các nghệ sĩ kitô hữu không sáng tạo ra một “nghệ thuật Kitô giáo”, nhưng tìm cách diễn tả đức tin của mình bằng những sáng tạo của thời đại họ đang sống, trong một tiến trình “hội nhập văn hoá” theo mô hình của mầu nhiệm Nhập thể.

Tiếp theo, nhà phê bình nghệ thuật Nguyễn Hưng trình bày chủ đề “Nghệ thuật có thể làm được gì cho Giáo Hội”. “Trước hết - ông nói - tôi ủng hộ nghệ thuật Công giáo vì tôi vốn là người Công giáo… và tôi tin rằng, sự phát triển của nghệ thuật Công giáo ở Việt Nam, không những có tác dụng chấn hưng văn hoá Công giáo Việt Nam, mà còn góp phần không nhỏ trong việc chấn hưng văn hoá nước nhà” vì văn hoá là một hệ thống ký hiệu, mà nghệ thuật là một trong những thành phần cơ bản giúp định hình và phát triển hệ thống ký hiệu đó.

Theo ông, nghệ thuật Công giáo Việt Nam đang ở trong tình trạng “lại gạo” (thụt lùi), “đứt gãy” (trong quan hệ giữa Giáo Hội & các nghệ sĩ), và “tha hoá” (thiếu hiểu biết về nghệ thuật).

Ông đề nghị (1) một chủ trương hướng tới việc xây dựng lại các cơ sở của một nền văn hoá Công giáo; (2) một phương hướng tái tạo môi trường trí thức nghệ thuật, tái tạo năng lượng nhân sự, tái tạo kênh giao tiếp; (3) một chương trình hoạt động để xây dựng ngân hàng dữ liệu nghệ thuật Công giáo và Trung tâm nghệ thuật Công giáo Việt Nam. Ông cho rằng việc này không quá khó vì “chúng ta có cả một kho tàng nghệ thuật khổng lồ” như những mạch nước ngầm. Điều cần làm là phải “đóng một cái giếng”! Cụ thể, ông nói: “Cần dựa vào bộ sưu tập của cố linh mục Đa Minh Trần Thái Hiệp với lý tưởng hướng đến xây dựng Bảo tàng Nghệ thuật Công Giáo Việt Nam làm nền tảng cho truyền thông và thiết kế các chương trình hành động…”

Sau hai bài tham luận, các đại biểu đã đóng góp rất nhiều ý kiến phong phú bổ ích.

16092011nghethuat_3Sau khi tạm nghỉ vào giữa trưa để ăn trưa và nghỉ ngơi, các đại biểu đã trở về Hội trường lúc 13g30 để tiếp tục thảo luận. Dịp này, Hội nghị đã giới thiệu một cuốn sách rất giá trị của nhà phê bình nghệ thuật Nguyễn Hưng mới xuất bản, mang tựa đề “Nghệ thuật Công giáo tập I”. Đồng thời Hội nghị cũng thảo luận về trang web “Nghệ Thuật Công Giáo” của UBNTT sắp ra mắt. Đồ án xây dựng Trung tâm Thánh Mẫu La Vang cũng được trình bày trong dịp này.

Vào cuối Hội nghị, linh mục Tổng thư ký UBNTT đã đúc kết các ý kiến thảo luận của các đại biểu về việc đào tạo Nghệ thuật thánh, thiết lập trật tự trong Nghệ thuật thánh với hai nhóm tư vấn, xây dựng và đóng góp tư liệu hình ảnh cho trang web, tổ chức triển lãm, tổ chức cho thiếu nhi thi vẽ, vẽ truyện tranh Công giáo, bảo tồn di tích cổ của Giáo Hội, xây dựng Bảo tàng và Trung tâm nghiên cứu Thánh Mẫu La Vang, định hướng hội nhập văn hoá trong nghệ thuật thánh…

Kết thúc hội nghị, ĐGM chủ tịch UBNTT nhắc lại sự quan tâm của Giáo Hội đối với nghệ thuật thánh và ngỏ lời cám ơn các đại biểu. Linh mục Tổng thư ký UBNTT cũng thay mặt Hội nghị cám ơn ĐGM chủ tịch và Ban tổ chức Hội nghị. Cuộc hội thảo bế mạc vào lúc 16g30 cùng ngày.

Ủy Ban Nghệ Thuật Thánh.                                                                                              Nguồn: hdgmvietnam.org

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch