- Chi tiết
-
Chuyên mục: Chiêm niệ̣m Năm A nhiều tác giả khách
-
Được đăng: Thứ bảy, 12 Tháng 3 2011 02:00
-
Lm Trần Minh Đức
-
Lượt xem: 4222
Chúa Nhật 1 Mùa Chay, Năm A
St 2,7-9; 3,1-7; Rm 5,12-19; Mt 4,1-11
Trong cuộc đời làm người ai ai cũng phải trải qua những giây phút khủng hoảng. Trong những lúc đó tất cả mọi chuyện to nhỏ đều trở thành một vấn nạn. Kẻ đó tìm một câu trả lời trước khi lựa chọn, quyết định cho tương lai đời mình. Giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang tuổi thành niên là một giai đoạn quan trọng trong đời người. Tuổi dậy thì chứa đầy hỗn loạn. Thân xác bỗng dưng biến đổi và phát triển khác thường. Con người bị ép buộc tham dự vào một cuộc phiêu lưu để khám phá ra mình là ai. Nhiều chuyện thần thoại đã mô tả về giai đoạn này. Dĩ nhiên, nhân vật chính luôn là một chàng trai. Anh phải từ giã mái ấm gia đình, chấp nhận mạo hiểm một mình tiến vào rừng sâu nước độc, nơi chứa đầy cạm bẫy của yêu tinh quỷ nữ! Anh ta phải vượt qua mọi thử thách từ bên trong lẫn bên ngoài. Anh ta được tôi luyện. Khi trở về, anh giống như được đầu thai làm một con người hoàn toàn mới, đủ tài trí và khả năng gánh vác những trọng trách được giao phó.
Xem thêm: CN 1 MC, A: Sa mạc – nơi giúp khám phá sự thật
- Chi tiết
-
Chuyên mục: Chiêm niệ̣m Năm A nhiều tác giả khách
-
Được đăng: Thứ sáu, 26 Tháng 11 2010 01:00
-
Lm Nguyễn Văn Ty, SDB
-
Lượt xem: 4208
Chúa Nhật 1 Mùa Vọng, Năm A
Is 2:1-5; Rm 13:11-14; Mt 24:37-44
Một năm phụng vụ mới lại khai mở, một chu kỳ sứ điệp Tin Mừng của vui mừng và hy vọng lại được triển khai, ấy thế mà tiếng kêu gọi của Hội Thánh trong những ngày đầu tiên này, qua Lời Chúa, lại gióng lên tiếng báo động: phải canh thức và sẵn sàng. “Cho nên anh em cũng vậy, hãy sẵn sàng, vì chính giờ phút anh em không ngờ, thì Con Người sẽ đến”.
Tôi thật sự tò mò muốn giải mã sứ điệp này. Nếu là một cảnh báo đe loi của ngày ‘dies irae dies illa’ thì thật dễ hiểu và hiển nhiên… nhưng như thế thì làm sao có thể gọi được là Tin Mừng của cậy trông và hy vọng? Đặt lời cảnh báo này trong bối cảnh của việc khai mở một Tin Vui thì quả thật là ‘chéo cẳng ngỗng’. Ngay cả chi tiết của hình ảnh đức Giê-su đưa ra: “Anh em hãy biết điều này; nếu chủ nhà biết vào canh nào kẻ trộm sẽ đến, hẳn ông đã thức, không để nó khoét vách nhà mình đâu” cũng cần phải được giải mã. Vì lý do gì mà đức Giê-su chọn một hình ảnh tiêu cực như thế cho lời mời gọi xem ra trọng đại và quyết định vào bậc nhất: tự so sánh mình với kẻ trộm, so sánh việc vi hành trong vinh quang với hành vi lén lút đào ngạch khoét vách để trộm của?
Xem thêm: CN 1 MV, A: Nếu chủ nhà biết